Loạt 16 tựa game tệ ghê gớm đến mức fan ruột cũng phải chê bai (P.1)

DS  - Theo Helino | 18/12/2018 11:59 PM

Nếu fanboy mà còn chê game dở thì rõ ràng tựa game đó chẳng còn gì để cứu chữa được nữa.

1. Friday The 13th - NES

Loạt 16 tựa game tệ ghê gớm đến mức fan ruột cũng phải chê bai (P.1) - Ảnh 1.

Được làm phỏng theo một bộ phim kinh dị, nhưng người chơi sẽ cảm thấy "kinh dị" với sự lố bịch của game này. Tựa game này thật sự là quá khó, khó đến mức gần như không ai có thể chinh phục được. Khó đến mức bế tắc và chỉ muốn vứt nó đi và không bao giờ đụng đến nữa. 

2. Beavis And Butthead - SEGA Genesis

Loạt 16 tựa game tệ ghê gớm đến mức fan ruột cũng phải chê bai (P.1) - Ảnh 2.

Beavis and Butthead là một bộ phim hoạt hình dành cho người lớn khá nổi tiếng trong thập kỷ 90 với lượng fan đông đảo. SEGA đã cho ra mắt 2 phiên bản game dựa trên bộ phim này dành cho hệ máy SEGA Genesis và Super Nintendo vào năm 1994. Mặc dù được đặt nhiều kỳ vọng, thế nhưng chúng đã nhanh chóng gây ra sự thất vọng lớn bởi lối chơi khá nhàm chán cùng kịch bản game chẳng ra game, hoạt hình chẳng giống hoạt hình.

3. Dragon Ball Evolution - PSP 

Loạt 16 tựa game tệ ghê gớm đến mức fan ruột cũng phải chê bai (P.1) - Ảnh 3.

Dragon Ball Evolution là một bộ phim "thảm họa" về Dragon Ball. Nó tệ đến mức gần như không một fan nào của Dragon Ball muốn xem nó cả, và cũng chẳng ai nhớ về nó. Và thật tệ là, bộ phim này lại còn có cả một tựa game đối kháng ăn theo trên hệ máy PSP. 

Kết quả của tựa game cũng không khác gì với bộ phim cả khi điểm Metacritic của nó chỉ là 28%. Đa phần người chơi đều đánh giá rằng tựa game này quá dễ, chỉ cần ấn đi ấn lại một vài combo là thắng, và thế cũng là tất cả những gì về nó.

4. The Lion King - SNES

Loạt 16 tựa game tệ ghê gớm đến mức fan ruột cũng phải chê bai (P.1) - Ảnh 4.

Mega Man được giới game thủ biết đến bởi sự khó nhằn của nó, nhưng đó là cái khó được thực hiện một cách chính xác. Còn với Vua sư tử phiên bản SNES, chẳng ai khen nó hay cả, mà chỉ toàn chê bai là "khó đến vô lý". 

Thật vậy, mỗi màn chơi của tựa game này được đánh giá là chẳng liên quan gì đến nhau cả. Ngoài ra, game không có hệ thống checkpoint hay save game, có nghĩa là 1 lần chết là bạn phải chơi lại từ đầu. Tệ hơn nữa, việc không có hướng dẫn cụ thể khiến cho người chơi chả biết phải làm gì trong từng bàn, dẫn đến việc người chơi bị game over là chuyện quá bình thường. 

5. Aquaman, Battle For Atlantis - PS2

Loạt 16 tựa game tệ ghê gớm đến mức fan ruột cũng phải chê bai (P.1) - Ảnh 5.

Aquaman là một siêu anh hùng được khá ít người ưa thích, và tựa game Aquaman, Battle For Atlantis trên PS2 lại càng làm "mất giá" người anh hùng này hơn. Nó tệ đến mức gần như không một ai viết review về nó cả. Trong một bản review hiếm hoi về nó trên IGN, người viết thậm chí còn khuyên luôn người xem từ đầu bài là "đừng có bỏ tiền ra kể cả khi có giảm giá". Một sự tệ hại đáng sợ.

6. Hannah Montana, Spotlight World Tour - Wii

Loạt 16 tựa game tệ ghê gớm đến mức fan ruột cũng phải chê bai (P.1) - Ảnh 6.

Hannah Montana chắc chắn là một thần tượng không thể quên với rất nhiều fan hâm mộ kênh truyền hình Disney. Dựa vào đà thắng thế của thương hiệu này trên mặt trận phim ảnh, Disney đã cho ra đời những tựa game liên quan tới cô ca sĩ tuổi teen. Đáng tiếc là tất cả những gì họ làm được chỉ là một tựa game nhạt nhẽo với vài bài nhạc liên quan tới Hannah và chẳng có gì đặc biệt hơn. 

7. Simpson’s Wrestling - PS1

Loạt 16 tựa game tệ ghê gớm đến mức fan ruột cũng phải chê bai (P.1) - Ảnh 7.

Những bộ phim hoạt hình Simpson luôn được yêu thích ở phương Tây, thế nên không có gì lạ khi các tựa game liên quan tới Simpson luôn được các fan chú ý. Đáng tiếc là, không phải tựa game nào cũng tốt cả, và Simpson’s Wrestling là một ví dụ điển hình.  Tựa game đối kháng được thiết kế quá tệ hại, việc điều khiển rắc rối cùng lối chơi nhàm chán làm đã nhanh chóng làm cho các game thủ phải thất vọng.

8. Dragon Ball, Dragon Daihikyō - NES

Loạt 16 tựa game tệ ghê gớm đến mức fan ruột cũng phải chê bai (P.1) - Ảnh 8.

Dragon Ball quá nổi tiếng, thế nên việc các nhà làm game "vắt sữa" nó triệt để không có gì là lạ. Tuy nhiên, cái giá phải trả chính là chất lượng của chúng không phải lúc nào cũng tốt cả. Dragon Ball: Dragon Daihikyō là một minh chứng quá rõ ràng về vấn đề này, khi nó được thực hiện quá sơ sài và cẩu thả. Nhiều người đã đặt cảu hỏi rằng, có phải nhà phát hành biết trước chất lượng game sẽ rất tệ nhưng vẫn cố tình phát hành để hút máu chăng?