Lộ số tiền mà Epic Games Store đã “mua chuộc” nhà phát hành để bán game độc quyền

Real Madrid  - Theo Helino | 23/09/2019 03:20 PM

Như vậy, giờ đây chúng ta đã hiểu vì sao các nhà sản xuất lại thích hợp tác với Epic Games Store đến vậy.

Theo thông tin vừa được PCGamers tiết lộ, để có thể đàm phán với các nhà sản xuất trong việc phát hành game độc quyền trên Epic Store, ngoài cắt giảm tối đa phí dịch vụ, nền tảng này còn sử dụng đến cả một khoản "lót tay" để thuyết phục đối tác. Số tiền này được gọi là "phí độc quyền", được Epic Store chuyển thắng đến các nhà sản xuất mà không cần quan tâm đến doanh số bán hàng của game.

Lấy vì dụ về trường hợp của Control, Epic đã sử dụng 10,45 triệu USD (~240 tỷ VNĐ) để trả phí độc quyền cho bộ đôi nhà sản xuất 505 Games và Remedy Entertainment. Trong đó, 505 Games hưởng 45%, số còn lại thuộc về Remedy Entertainment.

Lộ số tiền mà Epic Games Store đã “mua chuộc” nhà phát hành để bán game độc quyền - Ảnh 1.

Như vậy, giờ đây chúng ta đã hiểu vì sao các nhà sản xuất lại thích hợp tác với Epic Games Store đến vậy. Ngoài việc phí dịch vụ rất rẻ, chỉ 12% (với Steam sẽ là 30%), các đối tác của Epic sẽ nhận thêm một khoản phí độc quyền. Tính trên tổng doanh thu, việc hợp tác với Epic Store sẽ đem về rất nhiều lợi nhuận nếu như so sánh với Steam hay các nền tảng khác.

Độc quyền game là phần được thảo luận nhiều nhất trong kế hoạch của Epic Games nhằm thu hút game thủ đến với nền tảng của họ. Lần lượt từng game một, dường như không kết thúc số lượng game chuyển sang độc quyền trên Epic Games Store. Anno 1800, Borderlands 3, Dauntless, Fortnite, Ghost Recon Breakpoint, John Wick Hex, Journey, Metro Exodus, Outer Wilds, The Outer Worlds, Rocket League, và Shenmue III là những tựa game nổi tiếng và gây tranh cãi nhất khi công bố thỏa thuận phát hành độc quyền trên Epic Games Store.

Lộ số tiền mà Epic Games Store đã “mua chuộc” nhà phát hành để bán game độc quyền - Ảnh 2.

Trên thực tế, nhiều tựa game từng công bố sẽ phát hành trên Steam tuy nhiên lại chuyển sang phát hành trên Epic Games Store.

Trên thực tế, nhiều tựa game từng công bố sẽ phát hành trên Steam tuy nhiên lại chuyển sang phát hành trên Epic Games Store khiến game thủ tỏ ra vô cùng thất vọng và tức giận. Điển hình nhất là The Outer Wilds, Shenmue III và Metro Exodus khiến cộng đồng game thủ xôn xao trong những tháng qua. Tuy nhiên, có một vài điểm thường không được xem xét. Đầu tiên, phản ứng dữ dội thường sẽ phụ thuộc vào cách mà nhà phát triển xử lý tình huống sau khi bị game thủ chỉ trích.

Cả The Outer Wilds và Metro Exodus dường như đều rất ổn khi phát hành trên Epic Games Store, vẫn bán chạy và nhận được rất nhiều lời khen của giới phê bình cũng như game thủ. Anno 1800 rõ ràng cũng bán được rất tốt, mặc dù các nhà phát triển không cung cấp con số chính xác.

Lộ số tiền mà Epic Games Store đã “mua chuộc” nhà phát hành để bán game độc quyền - Ảnh 3.

Trong thời gian vừa qua, Epic Games Store đã trở thành chủ đề gây ra nhiều sự chú ý và tranh cãi của cộng đồng game thủ từ khi ra mắt đến tận bây giờ. Đa số đều chỉ trích việc các nhà phát triển game chuyển sang phát hành độc quyền game trên Epic Games Store, một số game thủ còn hung hăng, kiếm cớ gây sự, thậm chí còn có những lời đe dọa những nhà phát triển game hợp tác với Epic Games Store. Tuy nhiên, xét một cách khách quan, sự phát triển của Epic sẽ mang lợi ích cho cả nhà sản xuất và cộng đồng game thủ.

Sự cạnh tranh mà Epic Games Store mang đến cho Steam và những nền tảng khác chắc chắn dẫn đến sự lựa chọn của game thủ ngày càng nhiều hơn. Và quan trọng hơn, Epic Games Store buộc các nền tảng khác phải xem xét cách kiếm tiền từ game thủ.