LMHT: 4 điều đáng lưu ý nhất rút ra được sau giải Rift Rivals 2019 phương Đông

Phương Tranh  - Theo Helino | 09/07/2019 10:15 AM

Giải đấu Rift Rivals 2019 đã trôi qua nhưng dư âm cũng như những bài học xương máu mà nó để lại chắc chắn sẽ còn được nhắc đến trong một thời gian khá dài nữa.

Kể từ khi bắt đầu Rift Rivals đến nay, rất nhiều bất ngờ đã xảy ra mà không một chuyên gia, nhà phân tích nào có thể dự đoán hoàn toàn chính xác.

Đầu tiên, đó là chiến thắng gây sốc của LPL trong năm khai mạc giải đấu. Năm ngoái, giải đấu bị thống trị bởi Royal Never Give Up – đội vừa lên ngôi vô địch trong giải MSI cách đó không lâu. Và năm nay, khi mọi thứ dường như đang hết sức có lợi cho khu vực LPL thì bất ngờ LCK lại tìm được niềm tự hào của mình với chiến thắng 3-1 trong trận chung kết.

Dưới đây là 4 điều cần lưu ý rút ra được từ giải đấu Rift Rivals 2019 khu vực LCK – LPL – LMS/VCS.

Đối với LMS, tương lai đang trở nên mù mịt hơn bao giờ hết

Nếu như việc mất 2 slot thi đấu Rift Rivals 2019 năm nay cho VCS chưa đủ tệ với LMS thì việc liên quân LMS/VCS ra về trắng tay có lẽ đã là dấu chấm hết cho thời kì huy hoàng của LMHT LMS. Với khu vực VCS, điều này hoàn toàn có thể thông cảm được bởi đây mới là lần đầu tiên chúng ta được tham dự Rift Rivals của 3 khu vực hàng đầu châu Á. Còn với LMS, điều này lại có ý nghĩa hoàn toàn khác.

LMHT: 4 điều đáng lưu ý nhất rút ra được sau giải Rift Rivals 2019 phương Đông - Ảnh 1.

Kể từ sau chiến thắng giải CKTG mùa 2 của Taipei Assassins, các đội tuyển Đài Loan đã gây được tiếng vang lớn trong làng LMHT thế giới với việc hạ gục đối thủ mạnh hơn đến từ Hàn Quốc. Danh tiếng của khu vực này sau đó được duy trì và phát triển với sự thành công và thống trị tương đối của Flash Wolves trong khu vực từ năm 2015 đến 2018.

Tuy nhiên, với việc những công thần của Flash Wolves như Hung "Karsa" Hao-Hsuan, Huang "Maple" Yi-Tang và Hu "SwordArt" Shuo-Chieh hiện nay đều đã chuyển sang thi đấu tại LPL, LMS dường như đang trên đà rơi xuống vực thẳm. Với thành tích thua 0-11 tại Rift Rivals 2019 của liên quân LMS/VCS, có vẻ như khu vực này đã không còn nhận được đánh giá cao trên bản đồ LMHT thế giới.

Hàn Quốc đã trở lại và có thể lợi hại như xưa

Những màn trình diễn đáng thất vọng của Hàn Quốc trong năm 2018 đã lên đến đỉnh điểm với màn thể hiện lúng túng trên sân khấu tứ kết giải CKTG 2019 được tổ chức ngay tại sân nhà Busan. Đại diện LCS SK Telecom T1 cũng không thể hiện tốt như mong đợi tại MSI năm nay, mặc dù công bằng mà nói, họ đã lọt được vào tận bán kết và chỉ phải dừng lại trước đội vô địch của giải đấu là G2 Esports. Đây là một năm khó khăn đối với LCK khi mà khu vực từng được mặc định mạnh nhất thế giới buộc phải chấp nhận họ đã không còn đứng đầu.

LMHT: 4 điều đáng lưu ý nhất rút ra được sau giải Rift Rivals 2019 phương Đông - Ảnh 2.

Tuy nhiên, Rift Rivals 2019 LCK- LPL – LMS/VCS cho thấy tiềm năng của người Hàn vẫn còn đó và nhắc nhở LMHT thế giới rằng khu vực này vẫn là một đối thủ hết sức đáng gờm.

Hơn nữa, meta tập trung vào đường dưới hiện nay rất phù hợp với nhiều đội hàng đầu LCK. Nếu trò chơi tiếp tục chuyển hướng trọng tâm vào các làn đường đơn hơn, hãy mong đợi sẽ thấy các đội như SKT, Kingzone và Damwon Gaming phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

SKT hoàn toàn có thể chơi chủ động

Khi "dream team" SKT lần đầu tiên được tập hợp trong giai đoạn offseason, họ được dự đoán có thể sẽ là một trong những đội mạnh nhất từng có trong lịch sử LCK. Người đi rừng cũ của JD Gaming - Kim "Clid" Tae-min, với lối chơi năng nổ của mình có thể giúp SKT thoát ra khỏi lối chơi chậm mà chắc vốn không còn thích hợp trong meta hiện tại nữa, giúp họ phát triển phong cách chiến đấu 5vs5 nhiều hơn cũng như bước vào một thế giới nơi họ có thể tập trung nhiều hơn vào những làn đường đơn của Faker và Khan.

LMHT: 4 điều đáng lưu ý nhất rút ra được sau giải Rift Rivals 2019 phương Đông - Ảnh 3.

Tuy nhiên, trong thực tế Clid thường xuyên đi trước quá xa các đồng đội của mình trong những pha giao tranh nhỏ lẻ, đặc biệt ở giai đoạn đầu game. Rất may họ đã kịp lấy lại bình tĩnh và giành chiến thắng trong giải Mùa Xuân, để rồi sau đó gục ngã trước đội tuyển trẻ phương Tây là G2 tại MSI 2019. Kể từ đó, họ chật vật trong giải Mùa Hè với chuỗi thua 5 trận dài nhất trong lịch sử đội tuyển. Họ loay hoay tìm cách thoát ra khỏi lối chơi chậm đầu game vốn đã thành truyền thống của mình và gần như bị mất phương hướng.

Rift Rivals 2019 dường như đã làm hồi sinh SKT – đội trông cực kì mạnh mẽ trong trận chung kết gặp Topsports Gaming. Topsports đã không thể làm bất cứ điều gì chống lại áp lực ngột ngạt đầu game của SKT. Với màn thế hiện mạnh mẽ đó, rất ít người có thể liên tưởng tới một SKT thi đấu rệu rã tại giải LCK Mùa Hè. Hy vọng rằng họ có thể biến chiến thắng này thành sự tích cực, chủ động hơn trong phong cách chơi sắp tới của mình.

LPL tiếp tục gây thất vọng

LMHT: 4 điều đáng lưu ý nhất rút ra được sau giải Rift Rivals 2019 phương Đông - Ảnh 4.

Đây có thể coi là một kì Rift Rivals đáng thất vọng nhất với LPL, đặc biệt là khi họ không có Royal Never Give Up và người đi đường dưới Uzi – những người từng là niềm kì vọng cho LPL trong năm 2018.

Điều này có nghĩa là, có lẽ đã đến lúc điều chỉnh một kì vọng khác về LPL. Họ đã có giai đoạn Cấm/Chọn kém, không thấu hiểu metagame 9.13 (có vẻ như là do việc trực tiếp nhảy từ phiên bản 9.11 sang thi đấu ở phiên bản 9.13) và các quyết định giữa trận quá tệ hại. LPL vẫn sở hữu số lượng nhân tài hùng hậu nhất so với bất cứ khu vực nào, nhưng có lẽ đã đến lúc họ nên xem xét lại cách sử dụng những nhân tài này trong tay mình.