Liên Quân Mobile: Cả 7 đối thủ của Mocha ZD Esports ở SEA Games toàn đội làng nhàng, thậm chí vô danh

Quyết Một Phen  - Theo Helino | 22/08/2019 05:15 PM

Sự thật là Liên Quân Mobile có tầm ảnh hưởng quá thấp ở ngoài "Big Three".

Liên Quân Mobile là game quốc dân ở VN nhưng điều đó không có nghĩa là nó thành công ở hàng chục khu vực khác vốn cũng có thể mạnh eSports LMHT như Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Mỹ, Châu Âu hay ngay cả Indonesia và Philippines (những cường quốc Mobile Legends). Hậu quả thì Liên Quân Mobile bị mang tiếng là... Game Tam quốc, hay còn được hiểu là game chỉ có 3 nước (khu vực) thi đấu, cạnh tranh danh hiệu với nhau. Do đó, tuy Liên Quân Mobile sở hữu giải Chung kết thế giới rồi thậm chí trở thành môn thi đấu ở Asian Game, SEA Games thì vẫn mãi là môn eSports "ao làng" mà thôi.

Liên Quân Mobile: Cả 7 đối thủ của Mocha ZD Esports ở SEA Games toàn đội làng nhàng, thậm chí vô danh - Ảnh 1.

Ứng viên vô địch SEA Games là Mocha ZD eSports từng có thành viên tham dự AIC 2017, Asian Games 2018, AWC 2019.

Ở SEA Games sắp tới, mức độ "ao làng" của Liên Quân Mobile còn thể hiện rõ nét hơn khi không có TPE với những MAD Team, ONE Team. Lúc này, chỉ còn Thái Lan là đại kình địch lớn nhất nhưng sự thật cũng phũ khi người Thái cũng chẳng có vẻ gì mặn mà tới giải đấu này. Chỉ cần nhìn vào danh sách 7 đối thủ của Liên Quân Mobile VN ở SEA Games thì mục tiêu giành HCV của Mocha ZD Esports cũng không phải quá ảo tưởng.

Đại diện Thái Lan: Workpoint Fighting Fish

Liên Quân Mobile: Cả 7 đối thủ của Mocha ZD Esports ở SEA Games toàn đội làng nhàng, thậm chí vô danh - Ảnh 2.

Tổng cộng 16 đội chia đều vào 4 bảng thi đấu vòng tròn tính điểm.

Garena tổ chức vòng tuyển chọn đại diện SEA Games khu vực Thái Lan cách đây gần 2 tháng với sự tham gia của tất cả những đội tuyển chuyên nghiệp, bán chuyên tham gia. Vì đại diện cho Thái Lan nên những đội sử dụng các ngoại binh trong đội hình chính như Toyota Diamond Cobra (sở hữu Sun và JJAK), AHQ Team (sở hữu Rush và HAK) đều không tham gia vòng tuyển chọn. Tổng cộng 16 đội chia đều vào 4 bảng thi đấu vòng tròn tính điểm lấy 2 đội vào tứ kết. Tứ kết phân cặp kiểu nhất bảng A đấu nhì bảng B, kèo BO3 loại trực tiếp. Bán kết đấu thể thức nhánh thắng - nhánh thua, kèo BO3. Các trận Chung kết nhánh thắng - nhánh thua và Chung kết tổng kèo BO5.

Liên Quân Mobile: Cả 7 đối thủ của Mocha ZD Esports ở SEA Games toàn đội làng nhàng, thậm chí vô danh - Ảnh 3.

Workpoint Fighting Fish đã vô địch vòng tuyển chọn.

Workpoint Fighting Fish đã vô địch vòng tuyển chọn này. Họ là đội thuộc diện làng nhàng ở RPL mùa 3 và còn không lọt nổi vào Top 4 để có cơ hội dự AWC 2019. Đội hình của Workpoint Fighting Fish ở thời điểm giành vé dự SEA Games là bộ khung đang thi đấu ở RPL mùa 4. Workpoint Fighting Fish được đánh giá không bằng với AHQ Team, trong khi AHQ Team "ngồi cùng mâm" với Team Flash và Mocha ZD Esports.

Liên Quân Mobile: Cả 7 đối thủ của Mocha ZD Esports ở SEA Games toàn đội làng nhàng, thậm chí vô danh - Ảnh 4.

Đội hình của Workpoint Fighting Fish có 4 người vẫn đang chơi chính ở RPL mùa 4.

Đại diện Indonesia: EVOS Esports

Liên Quân Mobile: Cả 7 đối thủ của Mocha ZD Esports ở SEA Games toàn đội làng nhàng, thậm chí vô danh - Ảnh 5.

EVOS lúc này có bộ khung gồm Wyvorz, Wyrawwm, POKKA.

EVOS đã vô địch giải ESL Clash of Nations 2019 ngay trên quê nhà với cơ cấu các đội tham dự chỉ là Devita Team, FAPtv,... nên họ nhận phải khá nhiều sự coi thường. Thành tích của EVOS nói riêng và các đại diện Indonesia ở sân chơi AWC và AIC đều là quá tệ (bị loại từ vòng bảng) nên người chơi Liên Quân Mobile ở xứ Vạn đảo cũng không kỳ vọng gì nhiều. EVOS lúc này có bộ khung gồm 3 thành viên từng vô địch ESL là Wyvorz, Wyrawwm, POKKA.

Đại diện Malaysia: M8HEXA

Liên Quân Mobile: Cả 7 đối thủ của Mocha ZD Esports ở SEA Games toàn đội làng nhàng, thậm chí vô danh - Ảnh 6.

MSP khi bị loại từ vòng bảng AWC.

M8HEXA từng đại diện khu vực MSP dự Chung kết thế giới AWC 2019 và họ tiếp tục nối dài thành tích yếu kém của MSP khi bị loại từ vòng bảng. Cũng dể hiểu khi Malaysia không mặn mà với Liên Quân Mobile và ngay cả máy chủ Valiant dành cho họ cũng đã đóng cửa.

Đại diện Philippines: Liyab Esports

Liên Quân Mobile: Cả 7 đối thủ của Mocha ZD Esports ở SEA Games toàn đội làng nhàng, thậm chí vô danh - Ảnh 7.

Liyab Esports còn không được dự AWC.

Liyab Esports là đội thua M8HEXA trong việc giành vé dự AWC 2019 đại diện cho MSP. Cũng như Malaysia, Philippines cũng là quốc gia chẳng ưa chuộng Liên Quân Mobile. Lượng người chơi khiêm tốn chỉ vài nghìn đã khiến máy chủ Valiant đóng cửa từ lâu.

Đại diện Singapore: Resurgence

Liên Quân Mobile: Cả 7 đối thủ của Mocha ZD Esports ở SEA Games toàn đội làng nhàng, thậm chí vô danh - Ảnh 8.

Resurgence là một team Liên Quân Mobile có tiếng ở Singapore.

Resurgence của Singapore là đội không có danh tiếng gì vì Singapore là quốc gia có cộng đồng Liên Quân Mobile hạn chế nhất trong cụm MSP.

Đại diện Myanmar: Burmese Ghouls

Liên Quân Mobile: Cả 7 đối thủ của Mocha ZD Esports ở SEA Games toàn đội làng nhàng, thậm chí vô danh - Ảnh 9.

Burmese Ghouls đánh bại SoloGods ở trận Chung kết vòng tuyển chọn Myanmar.

Burmese Ghouls đại diện cho Myanmar, một quốc gia mà Liên Quân Mobile không được phát hành chính thức. Cộng đồng người chơi nhỏ bé, gói gọn trong máy chủ Asia của Tencent không thể giúp đại diện Myanmar có một lực lượng chuyên nghiệp. Đại diện Myanmar vì thế bị đánh giá thấp hơn 3 đội MSP.

Đại diện Lào: Hobby Computer

Thêm một đội mà có lẽ là làng Liên Quân Mobile không thể biết được họ là ai. Đại diện Lào cũng giống với đại diện Myanmar đều tập trung ở máy chủ Asia của Tencent mà đây là server thuộc diện "chết", tức không còn mấy ai chơi.

Kết luận: Chỉ cần nhìn vào danh sách các đội Liên Quân Mobile dự SEA Games kể trên thì không phải ngẫu nhiên mà game thủ VN chỉ trích Garena "làm màu" với vòng tuyển chọn. Bởi dù "Garena cử đội bét bảng Adonis Esports đi dự thì VN cũng có thể vô địch SEA Games", theo như ý kiến của cư dân mạng. Quả thật, không thể trách Garena được vì Liên Quân Mobile bản chất vẫn là môn eSports MOBA có độ phổ biến thấp ngay trên bình diện Đông Nam Á.