Liên Minh Huyền Thoại: Đánh giá những thay đổi của đội hình Cloud 9

SteLLar  - Theo Trí Thức Trẻ | 28/05/2016 08:00 AM

5 cái tên khoác lên mình chiếc áo xanh trắng mùa tới lần lượt là Impact – Meteos – Jensen – Sneaky – Bunny Fufuu. Chúng ta hãy cùng phân tích, so sánh sự khác biệt giữa 2 đội hình mới và cũ của Cloud 9.

Liên Minh Huyền Thoại LCS Bắc Mỹ mùa Xuân 2016 kết thúc với ngôi vương dành cho CLG với quyết định cách mạng khi chọn khả năng teamwork và sức trẻ của Huhi, Stixxay thay thế cho những ngôi sao tên tuổi nhưng không còn phù hợp là Doublelift và Pobelter. Giành ngôi hậu - về nhì và nhìn đối thủ truyền kiếp 2 lần liên tiếp đăng quang đương nhiên là thất bại với 1 đội tuyển đã quen với cảm giác thống trị những mùa LCS Bắc Mỹ gần đây như TSM. Nhưng nhìn lại chặng đường đầy chông gai ở vòng bảng, có lẽ họ cũng tạm hài lòng với kết quả này.

Thế lực mới nổi Immortals sẽ coi thất bại cay đắng ở Bán kết như một bài học về sự chủ quan và tầm quan trọng của khâu ban-pick. Suy cho cùng giải đấu Mùa Hè mới là mục tiêu quan trọng để hướng đến tấm vé đi World 2016, cả 3 đội tuyển trên đều đã có những điểm số tích lũy qúy giá cho cái đích tối quan trọng của mùa giải. Vậy còn Cloud 9? Đội tuyển với lượng fan trung thành và lối chơi tập thể gắn kết từng làm điên đảo cộng đồng giờ đang ở đâu?

Câu trả lời là họ cũng như 7 đội tuyển còn lại trước thềm giải Mùa Xuân. 0 điểm tích lũy sau thất bại ở Tứ kết Playoff trước TSM. Chặng đường LCS Bắc Mỹ sắp tới sẽ cực kỳ khốc liệt khi ngoài 3 kẻ giành “pole” kia vẫn còn những đối thủ sừng sỏ như Team Liquid, NRG Esports, giành giật tấm vé đi Worlds 2016 có lẽ còn khó khăn hơn hành trình kỳ diệu năm ngoái khi dù gì trước giải Mùa Xuân họ cũng đã có được ngôi Á quân Mùa Hè và 70 điểm tích lũy làm vốn. Tất nhiên, Cloud 9 không thể đứng im chờ đợi phép màu như năm ngoái xuất hiện những thay đổi nhân sự trong lòng đội tuyển đã được thực hiện với 1 đội hình xuất phát đầy xáo trộn. 5 cái tên khoác lên mình chiếc áo xanh trắng mùa tới lần lượt là Impact – Meteos – Jensen – Sneaky – Bunny Fufuu.

Chúng ta hãy cùng phân tích, so sánh sự khác biệt giữa 2 đội hình mới và cũ của Cloud 9:

TOP LANE (Impact thay Balls)

Balls luôn là 1 cái tên gây ra nhiều tranh cãi cả cho giới chuyên môn lẫn NHM. Từ anh chàng không qua nổi Kim cương máy chủ Hàn Quốc đến cú Pentakill đầu tiên của World 2015. Từ feeder chủ lực dẫn đến những thất bại khó hiểu trước những đội tuyển yếu như Echo Fox, Team Impulse cho đến Gangplank carry cả đội trước TSM. Như “trái bóng” luôn lăn tròn, “Balls” luôn cho chúng ta thấy hết bộ mặt này đến bất ngờ khác. Suy cho cùng, Fan C9 đã chấp nhận sự thật rằng cái thời mà Rumble của Balls đốt cháy cả LCS đã qua rồi, Balls đã không còn giữ được phong độ đỉnh cao nữa. Không ai quên những đóng góp của anh nhưng thực sự là đã đến lúc Cloud 9 cần 1 Top Lane ổn định hơn, mạnh mẽ hơn, có thể trở thành mũi nhọn của đội từ trận này qua trận khác thay vì phong độ trồi sụt của anh. Và thế là Impact đến…

Impact, từ ngày gia nhập LCS Bắc Mỹ, những màn thể hiện của anh luôn xứng đáng nằm trong những Top lane hàng đầu khu vực. Kinh nghiệm của 1 người từng đứng trên đỉnh thế giới là kho báu với bất cứ đội tuyển nào anh tham gia. Hãy nhớ đến World 2015 khi mà Cloud 9 thường phải first pick Darius cho Balls, thì ngược lại khả năng chơi đa dạng với nhiều chiến thuật, bộ tướng rất rộng, Impact sẽ mang lại cho Cloud 9 sự đa dạng trong khâu ban pick. Từ tướng đẩy lẻ, sát thương (Fiora, Quinn); hay tanker (Maokai, Poppy) cho đến hỗ trợ (Lulu) anh đều có thể chơi tốt. Chắc chắn nếu không có những biến cố bất ngờ xảy ra như phong độ sa sút, chấn thương thì Impact sẽ là sự nâng cấp khá lớn so với Balls.

Tuy nhiên vấn đề phát sinh khi Impact mới chỉ thi đấu ở LCS 1 năm nên vẫn bị tính là một ngoại binh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí của 1 trong 2 ngoại binh còn lại: Rush và Jensen. Người không may lại chính là đồng đội cũ ở Team Impulse của Impact, anh chàng đi rừng Rush.

JUNGLE (Meteos thay Rush)

Thể hiện của Rush tại LCS Mùa Xuân vừa qua không hề tệ, vẫn là lối chơi xâm lăng rừng đẩy lửa nhưng đã hợp lý hơn rất nhiều so với khi còn ở Team Impulse, không mấy ai cầm Lee Sin ở cuối trận đấu có khả năng ra vào giao tranh mang lại hiệu quả cao như Rush. Nhưng những kế hoạch thay đổi nhân sự đã khiến Rush không may phải tạm thời chia tay LCS. Những chấn thương đã khiến Hai đã không còn duy trì được phong độ cũng như kỹ năng để tiếp tục tham chiến cùng Cloud 9. Vị trí hỗ trợ được giao lại cho Bunny Fufuu. Cloud 9 đương nhiên không cố gắng mời Impact về để đánh Challenger. Đã rất vất vả để Jensen hòa nhập, không có lý nào lại thay thế lúc này. Vậy Rush là lựa chọn. Tất nhiên cũng có lý do chuyên môn khi những màn kết hợp thảm họa của Rush và Bunny ở LCS Xuân vừa qua ai cũng nhớ. Kĩ năng là thứ 2 thành viên này vượt trội nhưng nếu Jungle và Support không kết nối kiểm soát tầm nhìn tốt đầu trận, xem như bạn đã tự đi sau đối thủ rồi. Bunny được chọn ở vị trí Support và để kèm cặp Bunny, người được kì vọng sẽ mang lại sự cân bằng giữa kinh nghiệm và kĩ năng cho đội hình Cloud 9. Sự trở lại của thần rừng 1 thời Meteos.

Phong độ Meteos trình diễn tại mùa giải sắp tới vẫn còn là một dấu hỏi. Những vị tướng hot (Nidalee, Kindred, Graves) chúng ta đều chưa được kiểm chứng trong tay anh, dù sao meta đang dần le lói sự trở lại của những đi rừng chống chịu nổi bật là Rek’sai. Ngoài ra, phải nhắc đến lo ngại về mối liên hệ lỏng lẻo giữa Meteos và Jensen trong giai đoạn đầu chàng Mid lane châu Âu này gia nhập khiến Cloud 9 chật vật. Liệu sau 1 thời gian khá dài không chơi cùng nhau họ có cải thiện được tình hình? Có lẽ không thể kì vọng nhiều vào lần trở lại này của Meteos, anh sẽ cung cấp cho Cloud 9 khả năng kêu gọi giao tranh, hỗ trợ Bunny trong cuộc chiến tầm nhìn. Đó cũng là mục đích trực tiếp của Cloud 9 khi chọn Meteos thay Rush. Họ cần 1 cặp Jungle – Support hài hòa giữa kinh nghiệm và kĩ năng.

MID LANE & AD CARRY (Giữ nguyên)

2 vị trí sát thương chủ lực của Cloud 9 là những người hiếm hoi giữ được sự ổn định mùa vừa rồi. “Dopa của châu Âu” Jensen đã thực sự hòa nhập và thi đấu xứng đáng với kỳ vọng. Trong khi đó Sneaky vẫn và Sneaky, đã qua bao mùa giải dù Cloud 9 chìm nổi ra sao, anh không bao giờ khiến sát thương đầu ra là vấn đề của đội cả. Cloud 9 giữa khó khăn vẫn sở hữu được cho mình 2 họng pháo hạng nặng chưa từng khiến họ phải lăn tăn về chất lượng. Vấn đề của họ là làm sao xây nên được bệ đỡ vững chắc cho song pháo của mình khai hoả mà thôi.

SUPPORT (Bunny Fufuu thay Hai)

Tượng đài đã lùi vào hậu trường, gửi gắm lại lá cờ dẫn dắt Cloud 9 cho chàng trai trẻ tuổi. Kế hoạch chuyển giao của Cloud 9 mùa Xuân vừa qua đã phải chậm lại, sự kết hợp giữa Rush và Bunny Fufuu như đã nhắc ở trên, không thể đảm bảo về mặt thành tích tức thời cho đội. Tình hình nhân sự bấy giờ khiến Bunny phải ngồi ngoài đến hết mùa giải. Chắc chắn sau 1 thời gian dài tập luyện, quan sát cả đội thi đấu, Bunny Fufuu đang rất nóng lòng thể hiện thành quả luyện tập.

Bunny Fufuu, một mẫu Support carry thực thụ bằng kĩ năng, sẽ thể hiện khả năng Caller của mình thế nào? Có được chính xác như những pha Án tử của anh?

Kết: Cloud 9, một tượng đài của LCS Bắc Mỹ đang bước vào giai đoạn chuyển giao lực lượng khi những nhân tố mới dần thay bước những cựu binh lùi vào sau cánh gà. Với việc Meteos – Bunny Fuu thay thế Rush – Hai thì khả năng cao sẽ là một Cloud 9 khá mới. Meteos thiên về kiểm soát rừng đối thủ, đảm bảo an toàn cho các lane, tận dụng khả năng đi đường đã được nâng cấp khá nhiều từ những tân binh (cả 3 lane của Cloud 9 mùa này đều có khả năng đi đường rất tốt) để từ đó giành lấy lợi thế. Tất nhiên tất cả chỉ là phỏng đoán. Hãy chờ đợi đội hình mới này liệu có thể mang Cloud 9 đến CKTG thứ 4 liên tiếp.