Lịch sử kinh dị: 3 tựa game kinh dị gây tranh cãi nực cười nhất

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 19/05/2017 04:58 PM

Chào mừng các bạn trở lại với “Lịch sử Kinh dị”, loạt bài viết dẫn dắt chúng ta đi qua lịch sử và lí thuyết thú vị đằng sau thể loại game kinh dị.

Chào mừng các bạn trở lại với “Lịch sử Kinh dị”, loạt bài viết dẫn dắt chúng ta đi qua lịch sử và lí thuyết thú vị đằng sau thể loại game kinh dị. Trước đây, ta đã từng đề cập tới những vấn đề như tại sao có nhiều nhện trong game hay ngành game ám ảnh với zombie như thế nào. Lần này, chủ đề mà chúng ta chuẩn bị nói tới sẽ có chút khác biệt, đó là về 3 tựa game kinh dị suýt chút bị cấm (hoặc đã bị cấm) bởi các lí do tranh cãi vô cùng nực cười.

Rule of Rose

“Rule of Rose” là một tựa game kinh dị tâm lý vô cùng sáng tạo được phát hành trong năm 2006. Thông qua một câu chuyện lôi cuốn và đầy vấn đề, nó khám phá các chủ đề nhạy cảm như ngược đãi trẻ em, bạo lực giai cấp và sự ngớ ngẩn của tuổi thơ ngây dại. Lẽ ra tựa game đã có thể trở thành một tác phẩm kinh điển ngang tầm “Silent Hill 2”, tuy nhiên nó đã gặp phải nhiều tranh cãi ở Châu Âu và Úc.

Atlus USA Trailer- Rule of Rose

Trong “Rule of Rose”, người chơi vào vai Jennifer, một cô gái 19 tuổi bị tấn công và bắt cóc ở một viện trẻ mồ côi, rồi tỉnh dậy trên một con tàu bay mờ ám. Con tàu bay này được điều khiển một nhóm những đứa trẻ tà giáo tự gọi mình là Aristocrat và có nhu cầu hiến tế hàng tháng cho tôn giáo quái dị của chúng. Với sự giúp đỡ của một chú chó đáng mến, Jennifer sẽ từng bước khám phá câu chuyện kỳ lạ và kinh hoàng về một phần lịch sử Anh Quốc những năm 1930 và cái cách lũ trẻ tái hiện hành động độc ác của người lớn.

Theo sự chia sẻ của nhà phát triển, họ mong muốn lột tả khía cạnh “tối” của trẻ em, ví như hành động tưởng chừng ngây thơ của chúng lại vô cùng sai trái và đáng sợ trong mắt của người lớn. Tuy nhiên vì một lí do nào đó mà ý tưởng mới lạ này bị bóp méo và trở thành một vụ việc gây tranh cãi ồn ào. Tại Pháp, các nhà chức trách cho rằng mục đích của tựa game là “đánh đập, giết hại một bé gái”, và yêu cầu cấm phát hành. Báo chí Anh Quốc cũng vùi dập “Rule of Rose”, cho rằng các cảnh game quá nguy hiểm và vô đạo đức.

Cuối cùng, nhà phát hành 505 Games đã quyết định không phát hành sản phẩm ở cả UK và Úc. Ngày nay, tựa game kinh dị cực độc đáo này dường như không thể tìm thấy trên thị trường, và nếu thấy thì cũng có giá đắt lên tới vài trăm USD.

Night Trap

Nếu như có một ranh giới phân chia giữa sự tranh cãi quanh một tựa game và nội dung thực tế của nó, “Night Trap” chính là một sản phẩm như thế. Tựa game phiêu lưu kinh dị này đã được phát hành trong năm 1992, và có lối chơi tương tác lồng ghép các đoạn cắt cảnh có người thật đóng. Người chơi sẽ vào vai một mật vụ, người có bảo vệ một bữa tiệc toàn các cô gái tuổi teen khỏi một nhóm vampire mặc đồ đen gọi là Augur.

Night Trap - 25th Anniversary Edition - Announcement Trailer - PS4

Đây là một tựa game khá thử thách, yêu cầu chơi đi chơi lại nhiều lần để đạt điểm số cao nhất có thể và biết hết mọi tình tiết câu chuyện vừa hài hước lại vừa ngớ ngẩn. Thất bại đồng nghĩa rằng một cô gái tội nghiệp (với diễn xuất dở tệ) sẽ trở thành nạn nhân của nhóm Augur và thiết bị hút máu của chúng. Với cách thức thể hiện quái đản và tưởng chừng vô hại, “Night Trap” đã có thể trở thành một tựa game kinh dị cổ điển đáng nhớ nhưng tiếc là không phải vậy.

Các cảnh bạo lực nửa mùa và hình ảnh các cô gái tuổi teen trong bộ váy ngủ và áo ngực thể thao là quá “nhức mắt” đối với công chúng Mỹ thời điểm đó, và dẫn đến một chiến dịch phản đối phát hành game. Trong một buổi điều trần, “Night Trap” đã bị gọi là một sản phẩm kinh tởm và “siêu bạo lực” (cảnh ghê gớm nhất trong game là mấy gã đồ đen tóm lấy một cô gái rồi cắm ống hút đồ chơi vào cổ nạn nhân). Thậm chí có người còn cho rằng mục đích của game là “bẫy và tiêu diệt phụ nữ”, một điều hoàn toàn trái ngược với nhiệm vụ chính của game.

Kết quả là “Night Trap” đã bị nhiều nhà bán lẻ từ chối, thậm chí hãng Sega cũng cho ngừng phát hành một thời gian để làm rõ vụ việc. Hệ thống đánh giá phân loạt sản phẩm ESRB cũng được thành lập sau tựa game gây tranh cãi này gây chấn động lên các nhà cầm quyền.

Thrill Kill

Một năm trước khi “Super Smash Bros.” và “Power Stone” chính thức phổ biến hóa kiểu chơi 4 người đối kháng tự do, một tựa game có tên “Thrill Kill” đã ầm thầm ra mắt với lối chơi tương tự. Tựa game đối kháng cực quái dị này lấy chủ đề kinh dị và cả BDSM, có bối cảnh diễn ra ở địa ngực, nơi 10 linh hồn bị đầy đọa phải chiến đấu lẫn nhau với phần thưởng cho người chiến thắng cuối cùng là sự đầu thai.

Với cách thức thiết kế không giống ai, hệ thống nhân vật toàn kẻ bệnh hoạn từ trang phục cho tới các chiêu thức tấn công, “Thrill Kill” có dự định vượt mặt “Mortal Kombat” về độ tăm tối lẫn bạo lực, nhưng tất nhiên là không thành. Nó nhanh chóng trở thành một vấn đề gây tranh cãi trước khi phát hành chính thức. Nhà phát triển Paradox Development quyết bảo vệ quan điểm của mình và từ chối mọi biện pháp thay đổi, che đi hình ảnh game.

Tuy nhiên phía nhà phát hành Virgin Interactive bị mua lại bởi Electronic Arts, và EA đã lập tức hủy bỏ “Thrill Kill” với lí do chủ đề và mức độ bạo lực của nó không phù hợp hình ảnh của họ ngay trước thời điểm phát hành không lâu. Các nhân vật “phẫn uất” của Paradox đã ngấm ngầm phát hành game ra bên ngoài và đến tay không ít người chơi tò mò. Trên thực tế, lí do sản phẩm này bị hủy bỏ không phải vì vấn đề bạo lực hay nhạy cảm mà bởi nó có chất lượng quá tệ hại từ đồ họa cho tới cơ chế gameplay.

Theo Nowloading