Kimetsu no Yaiba: Mối liên quan giữa điệu múa truyền thống của nhà Tanjiro và thần thoại Nhật Bản

Diệu Hiền  - Theo Helino | 27/10/2019 11:59 PM

Vào mỗi dịp năm mới, gia trưởng nhà Kamado sẽ nhảy điệu Hinokami Kagura suốt từ lúc mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc lại vào sáng hôm sau.

Kimetsu no Yaiba: Mối liên quan giữa điệu múa truyền thống của nhà Tanjiro và thần thoại Nhật Bản - Ảnh 1.

Ông Kamado Tanjuro biểu diễn Hinokami Kagura (anime tập 19)

Hinokami Kagura/Hỏa Thần Thần Lạc, điệu múa truyền thống của dòng họ Kamado gần đây đã được xác nhận chính là Hơi thở Mặt Trời nhưng chưa hoàn chỉnh. Đã có nhiều giả thuyết rằng cái tên chính xác của điệu múa này vốn là Nhật Thần Thần Lạc chứ không phải Hỏa Thần Thần Lạc. Bởi âm đọc "Hi" có thể là "Hỏa" hoặc cũng có thể là "Nhật". Nghi ngờ này hoàn toàn có cơ sở, bởi cách mà điệu nhảy này được biểu diễn khá giống một câu chuyện trong thần thoại Nhật Bản về Thiên Chiếu Đại Ngự Thần (Amaterasu-ōmikami).

Kimetsu no Yaiba: Mối liên quan giữa điệu múa truyền thống của nhà Tanjiro và thần thoại Nhật Bản - Ảnh 2.

Nữ thần Amaterasu rời khỏi hang (tranh: Utagawa Toyokuni III)

Câu chuyện thần thoại về nữ thần Amaterasu được biết đến nhiều nhất là chuyện bà tự giấu mình vào Hang Trời (Thiên Nam Cung). Thần thoại kể rằng, thần biển cả Susano‘o, em trai của bà đã gây hấn khiến bà tức giận và tự nhốt mình, làm cả thế gian chìm vào tăm tối. Mọi chuyện chỉ được giải quyết khi Ame-no-Uzume, nữ thần bình minh và niềm vui, nhảy múa bên ngoài để kích thích lòng tò mò của thần mặt trời.

Kimetsu no Yaiba: Mối liên quan giữa điệu múa truyền thống của nhà Tanjiro và thần thoại Nhật Bản - Ảnh 3.

Nữ thần Ame-no-Uzume (tranh: Katsushika Hokusai)

Không kiềm nổi tính tò mò, Amaterasu hé cửa hang để nhìn ra ngoài và một vị nam thần nhân cơ hội kéo bà ra khỏi hang rồi niêm phong nơi đó lại. Và từ đó ánh sáng trở lại với thế gian. Điệu nhảy của nữ thần Ame-no-Uzume cũng là khởi nguồn của các điệu Thần Lạc, tức điệu múa tế thần truyền thống của Nhật Bản.

Kimetsu no Yaiba: Mối liên quan giữa điệu múa truyền thống của nhà Tanjiro và thần thoại Nhật Bản - Ảnh 4.

Tanjiro bé cùng mẹ Kie theo dõi cha Tanjuro nhảy tế thần (anime tập 19)

Trở lại với điệu Thần Lạc của dòng họ Kamado, ta sẽ thấy một vài điểm tương ứng như sau: Hinokami Kagura được biểu diễn từ lúc mặt trời lặn của ngày hôm trước và diễn tiếp đến khi mặt trời ló dạng, tức là bình minh của ngày hôm sau. Khi nhảy Hinokami Kagura, dường như họ đang tái hiện lại thần thoại về Thiên Chiếu Nữ Thần.

Kimetsu no Yaiba: Mối liên quan giữa điệu múa truyền thống của nhà Tanjiro và thần thoại Nhật Bản - Ảnh 5.

Tanjiro bắt chước động tác trong Hinokami Kagura dưới sự quan sát của cha

Hinokami Kagura - điệu múa mà suốt hơn 400 năm những người con của dòng họ Kamado vẫn truyền lại cho nhau để không quên vị ân nhân đã cứu ông tổ của họ. Bằng tấm lòng đầy thành kính, gia trưởng mỗi đời vẫn nhảy múa hằng năm để cầu an lạc. Hinokami Kagura – điệu Thần Lạc thiêng liêng cầu khẩn ánh mặt trời soi sáng dương gian, điệu múa kêu gọi nữ thần tối cao của Nhật Bản.

Kimetsu no Yaiba: Mối liên quan giữa điệu múa truyền thống của nhà Tanjiro và thần thoại Nhật Bản - Ảnh 6.

Thiên tài Yoriichi, người duy nhất thành thục Hơi thở Mặt Trời (chương 179)

Tuy là hình thái chưa hoàn chỉnh của Hơi thở Mặt Trời thần thánh, Hinokami Kagura của riêng Tanjiro vẫn rực sáng trong đêm đen và thiêu rụi kẻ thù. Liệu cậu có thể quét sạch loài quỷ khỏi nhân thế bằng ánh dương của riêng mình hay không? Hãy cùng nhau dõi theo hành trình của cậu bé ở những chương sau các bạn nhé!

Kimetsu no Yaiba: Mối liên quan giữa điệu múa truyền thống của nhà Tanjiro và thần thoại Nhật Bản - Ảnh 7.

Tanjiro dùng Hinokami Kagura chiến đấu

Bạn đọc có thể thảo luận về Kimetsu no Yaiba cũng như tác phẩm manga - anime khác tại ĐÂY.