Kimetsu no Yaiba: Liệu thứ tự đẳng cấp trong Thập Nhị Quỷ Nguyệt có thực sự phản ánh đúng sức mạnh của chúng?

Diệu Hiền  - Theo Helino | 21/12/2019 12:03 AM

Dường như trận chiến với một vài con quỷ cấp cao lại không mãn nhãn bằng kẻ có đẳng cấp thấp hơn.

Thập Nhị Quỷ Nguyệt là mười hai con quỷ hùng mạnh, đội quân tinh nhuệ dưới trướng Chúa quỷ Muzan. Chúng được chia thành 2 nhóm Thượng Huyền và Hạ Huyền, mỗi nhóm 6 con quỷ đánh số thứ tự dựa trên sức mạnh. Quá rõ ràng rằng ý đồ của tác giả là thứ tự càng cao thì con quỷ đó càng mạnh. Tuy vậy, thật đáng ngạc nhiên khi trận chiến với những con quỷ cấp cao hơn lại kết thúc chóng vánh hơn cả. Nguyên nhân là do đâu? Chúng ta sẽ phân tích dựa trên trận đánh của dàn Thượng Huyền Quỷ nhé!

1. Các Thượng Huyền xuất thân là võ sĩ

Thượng Nhất Kokushibo và Thượng Tam Akaza đều có xuất thân võ sĩ. Kokushibo vốn là con cả của một gia tộc samurai thời Chiến Quốc. Trước khi thành quỷ hắn là một kiếm sĩ sử dụng Hơi thở Mặt Trăng mang Ấn rất mạnh. Về phía Akaza, khi còn là con người hắn là môn đệ duy nhất của võ phái Soryu, kẻ đã tay không giết chết 67 võ sĩ khác.

Kimetsu no Yaiba: Liệu thứ tự đẳng cấp trong Thập Nhị Quỷ Nguyệt có thực sự phản ánh đúng sức mạnh của chúng? - Ảnh 1.

Akaza và Kokushibo đều biết võ thuật trước khi thành quỷ

Không quá ngạc nhiên khi trong trận đấu với Kokushibo và Akaza, Sát Quỷ Đoàn đã tổn thất nặng nề. Viêm Trụ Kyojuro, Hà Trụ Muichiro và kiếm sĩ Genya với năng lực bán quỷ đã ngã xuống. Những kiếm sĩ khác tham chiến mà còn sống thì cũng đều bị trọng thương.

Kimetsu no Yaiba: Liệu thứ tự đẳng cấp trong Thập Nhị Quỷ Nguyệt có thực sự phản ánh đúng sức mạnh của chúng? - Ảnh 2.

Kokushibo

Điểm giống nhau giữa Thượng Nhất và Thượng Tam là chúng đều được đào tạo bài bản về võ thuật trước khi trở thành quỷ. Nền tảng võ thuật đó càng cường đại hơn khi kết hợp với tố chất loài quỷ, trở thành Huyết Quỷ Thuật. Bởi vậy mà trận chiến chống lại Akaza và Kokushibo đều rất hoành tráng, căng thẳng và nhịp độ nhanh. Đội diệt quỷ chỉ có thể chiến thắng suýt sao trong cả hai trận này.

Kimetsu no Yaiba: Liệu thứ tự đẳng cấp trong Thập Nhị Quỷ Nguyệt có thực sự phản ánh đúng sức mạnh của chúng? - Ảnh 3.

Akaza suýt giết chết Thủy Trụ

2. Các Thượng Huyền không xuất thân võ sĩ và là bản thể độc lập

Đó là Thượng Nhị Doma, Thượng Tứ Hantengu và Thượng Ngũ Gyokko. Dễ dàng nhìn ra điểm khác biệt lớn giữa trận đấu của nhóm Thượng Huyền này với nhóm nói trên: Những màn đánh giáp lá cà đều ít hơn và sự thắng bại của cuộc chiến phụ thuộc nhiều vào chiến thuật.

Kimetsu no Yaiba: Liệu thứ tự đẳng cấp trong Thập Nhị Quỷ Nguyệt có thực sự phản ánh đúng sức mạnh của chúng? - Ảnh 4.

Doma – Gyokko – Phân thân tối thượng của Hantengu

Thượng Ngũ Gyokko về cơ bản là kẻ thích khoe khoang thay vì đấu nghiêm túc. Kể cả khi có cơ hội giết chết Hà Trụ ngay khi đã nhốt cậu ta vào Thủy Bình thì hắn vẫn để mặc cho cậu tự chết ngạt. Gyokko không phải là một đối thủ nguy hiểm dù Huyết thuật của hắn dồi dào và phạm vi tấn công rộng. Bởi lẽ hắn quan tâm đến quan điểm nghệ thuật méo mó của bản thân hơn là hoàn thành nhiệm vụ.

Kimetsu no Yaiba: Liệu thứ tự đẳng cấp trong Thập Nhị Quỷ Nguyệt có thực sự phản ánh đúng sức mạnh của chúng? - Ảnh 5.

Gyokko hành hạ những thợ rèn

Thượng Nhị Doma cũng mắc phải sai lầm tương tự. Doma là một con quỷ còn trẻ, sống tầm hơn 100 năm và phàm ăn. Đối thủ của hắn, dù là Trùng Trụ Shinobu, Kanao hay Inosuke đều cách biệt lớn về sức mạnh. Cách hắn chiến đấu tương tự như mèo vờn chuột, hắn thích đùa giỡn đối thủ. Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, Trùng Trụ Shinobu đã thành công đánh bại hắn bằng độc dược thay vì chỉ so kiếm. Thực sự, nếu đánh nghiêm túc có lẽ Doma đã dễ dàng thắng.

Kimetsu no Yaiba: Liệu thứ tự đẳng cấp trong Thập Nhị Quỷ Nguyệt có thực sự phản ánh đúng sức mạnh của chúng? - Ảnh 6.

Huyết Thuật băng của Doma

Thượng Tứ Hantengu là một kẻ tinh thần bất ổn. Tuy các phân thân đều mạnh nhưng lại rất thiếu phối hợp với nhau, còn bản thể thì chỉ toàn trốn chạy. Chính vì lỗi trí mạng này mà Hantengu chiến đấu không thực sự hiệu quả.

Kimetsu no Yaiba: Liệu thứ tự đẳng cấp trong Thập Nhị Quỷ Nguyệt có thực sự phản ánh đúng sức mạnh của chúng? - Ảnh 7.

Thượng Tứ Hantengu bị dồn vào đường cùng

Về cơ bản, nhóm Thượng Huyền không dùng võ thuật để chiến đấu thường phát triển những Huyết Quỷ Thuật phức tạp, cồng kềnh nhưng lại ít có chiêu tất sát. Kinh nghiệm thực chiến của chúng dường như cũng kém hơn hẳn quỷ xuất thân võ sĩ như Akaza hay Kokushibo. Tóm lại, nguyên nhân chết của lũ quỷ này thường là do lỗi chiến thuật, thiếu kinh nghiệm và thiếu nghiêm túc trên chiến trường chứ không phải là do năng lực!

3. Cặp anh em Thượng Lục

Nhiều người không khỏi thắc mắc tại sao cuộc chiến với các Thượng Huyền khác lại kết thúc nhanh gọn hơn trận với anh em Thượng Lục dù chúng cấp cao hơn. Điểm trọng yếu khiến trận đấu dai dẳng hơn nằm ở năng lực của phe diệt quỷ tham gia khi đó. Cụ thể: Tanjiro, Inosuke và Zenitsu đều còn yếu và Âm Trụ là trụ cột duy nhất ở đó.

Kimetsu no Yaiba: Liệu thứ tự đẳng cấp trong Thập Nhị Quỷ Nguyệt có thực sự phản ánh đúng sức mạnh của chúng? - Ảnh 8.

Gyutaro trồi ra từ lưng của em gái, Daki

Cuộc chiến trải dài 22 chương từ lúc bắt đầu cho đến khi anh em Thượng Lục bị đánh bại. Bộ ba Tan-Zen-Ino khi đó mới chỉ ở đẳng Canh (thứ 4 từ dưới lên) còn Nezuko chưa kiểm soát được bản thân khi khai mở Ấn Quỷ, Âm Trụ mất nhiều thời gian giải cứu người khác. Trùng Trụ Shinobu đã nhận xét rằng một Thượng Huyền mạnh bằng ít nhất 3 Trụ hợp sức. Dù vậy, phe diệt quỷ vẫn thắng mà không có bất cứ một tổn thất nhân mạng nào, họ chỉ bị thương nặng.

Những trận đấu với Thượng Huyền mà có người hi sinh đều là 3 Thượng Huyền cấp cao nhất: Akaza, Doma, Kokushibo. Đối với cả 2 anh em Thượng Lục, tác giả cần 22 chương để kết thúc cuộc chiến thì trận với Akaza, Doma và Kokushibo cũng mất trung bình tầm 12 chương cho mỗi con quỷ. Rõ ràng, thứ tự phân cấp trong Thập Nhị Quỷ Nguyệt đã phản ánh đúng sức mạnh của chúng.

Bạn đọc có thể thảo luận về Kimetsu no Yaiba cũng như tác phẩm manga - anime khác tại ĐÂY.