Không phải Thanos, chính các siêu anh hùng Avengers mới là nhân vật phản diện

Mirikatoji  - Theo Helino | 07/11/2018 11:57 AM

Theo một nghiên cứu thực tế tại đại học Pennsylvania mới đây thì ác nhân Thanos không phải là nhân vật phản diện chính mà người đó chính là các siêu anh hùng Avengers.

Nếu bạn là một fan hâm mộ của vũ trụ điện ảnh Marvel thì chắc chắn bạn sẽ phải công nhận rằng Thanos là nhân vật phản diện của Avengers: Infinity War. Sau tất cả, hắn đã sở hữu tất cả các Viên đá Vô Cực và thực hiện cú búng tay để biến một nửa sự sống của vũ trụ thành cát bụi, giết chết sự sống của hàng tỷ con người. Đó rõ ràng là hành động rất ác độc của một nhân vật phản diện và điều này không cần phải bàn cãi thêm nữa.

Không phải Thanos, chính các siêu anh hùng Avengers mới là nhân vật phản diện - Ảnh 1.

Nhưng mọi người cũng biết rằng lý do tên ác nhân này làm như vậy là để mang lại sự cân bằng cho vũ trụ nhằm thoát khỏi cảnh tự diệt sau này. Hắn tin rằng tài nguyên của vũ trụ là hữu hạn nên sự tăng trưởng dân số không thể kiểm soát sẽ khiến tất cả sự sống kết thúc. Nên cách tốt nhất là "giảm bớt dân số" bằng sức mạnh của găng tay Vô Cực. Lý tưởng có vẻ rất "nhân đạo" nhưng cách làm thì rất "vô nhân đạo", nên sau Infinity War mọi người vẫn không ngừng ném đá, chỉ trích gã Titain này.

Tuy nhiên, mọi người biết không tất cả các phán xét đều phụ thuộc vào quan điểm và cách bạn cân nhắc hành động và hậu quả tổng thể. Mới đây một nghiên cứu mới từ Đại học bang Pennsylvania và đã được trình bày tại Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (theo IFLScience) cho thấy rằng trong ý đồ của một số nhân vật phản diện có ẩn chứa những giá trị đạo đức và nhân văn còn những siêu anh hùng thì luôn hô hào lý tưởng tốt đẹp thì lại sử dụng bạo lực nhiều hơn cả những kẻ ác nhân.

Không phải Thanos, chính các siêu anh hùng Avengers mới là nhân vật phản diện - Ảnh 2.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 10 bộ phim siêu anh hùng hàng đầu trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2016, cả của Marvel với DC như Avengers: Age of Ultron, Suicide Squad và Batman v. Superman, từ đó phân loại các nhân vật thành "người tốt" và "kẻ xấu". Họ đã nghiên cứu tất cả những hành động của mỗi nhân vật và đưa ra những phát hiện đáng ngạc nhiên.

"Người tốt" có trung bình 23 hành vi bạo lực mỗi giờ trong khi những kẻ xấu chỉ đạt con số 18. Trên hết, tỉ lệ siêu anh hùng chiến đấu sử dụng vũ khí gây chết người và phá hủy tài sản lớn gấp đôi con số của nhân vật phản diện.

Hơn hết, Những siêu anh hùng đã phạm tội giết người với một con số đáng kinh ngạc (168 so với 93 ở phía nhân vật phản diện). Chỉ có một loại hành vi mà nhân vật phản diện dẫn đầu về số lượng đó chính là bắt nạt, tra tấn và đe dọa với 237 trường hợp, trái ngược với con số 144 của các anh hùng.

Không phải Thanos, chính các siêu anh hùng Avengers mới là nhân vật phản diện - Ảnh 3.

Đối với các nhà nghiên cứu, những con số này cho thấy một khía cạnh rất phức tạp khác của các siêu anh hùng là những "người tốt" vì mọi người thường có xu hướng quan tâm và bắt chước các hành động của những nhân vật mà họ yêu thích.

Trẻ em và thanh thiếu niên cho rằng các siêu anh hùng là "người tốt" và chúng có thể bị ảnh hưởng bởi hành động mạo hiểm và hành vi bạo lực của những siêu anh hùng như chúng đã thấy trên phim. Giáo sư Penn Olympia của Penn State cho biết: "Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em nên giáo dục gia đình về vấn đề bạo lực trong thể loại phim này và những mối nguy hiểm tiềm tàng có thể xảy ra khi trẻ em cố gắng bắt chước những anh hùng này."

Không phải Thanos, chính các siêu anh hùng Avengers mới là nhân vật phản diện - Ảnh 4.

Tuy nhiên, trong khi những con số thật đã được chứng minh và ý kiến của Olympia về việc đảm bảo các gia đình được giáo dục về cách giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn về các bạo lực được mô tả trong các phim siêu anh hùng, nhưng dường như nghiên cứu không xem xét bối cảnh của các hành động đó.

Người hâm mộ có thể tranh luận rằng khi nói đến thiệt hại tài sản và sử dụng vũ khí gây chết người, đó là những hành động được kích thích bởi các nhân vật phản diện. Ví dụ, Thor có lẽ sẽ không sử dụng Stormbreaker để đoạt mạng Thanos nếu Thanos không cố gắng búng ngón tay và quét sạch nửa vũ trụ. The Avengers có lẽ sẽ không gây ra thiệt hại tài sản quá nhiều ở New York nếu Chitauri không xâm chiếm ngay từ lúc đầu. Nói tóm lại, tất cả hành động của siêu anh hùng đều có lý do của họ và các lý do đó đều rất chính đáng.

Không phải Thanos, chính các siêu anh hùng Avengers mới là nhân vật phản diện - Ảnh 5.

Và ngay cả chính nhà sản xuất cũng đã rất lưu ý đến điều này, nó đã được "phơi bày" trong bộ phim Captain America: Civil War. Khi Tổng Thư ký Chính phủ Mỹ tới thăm trụ sở Avengers và chỉ ra một sự thật rằng :"Các anh nghĩ thế nào về một nhóm các cá nhân người Mỹ có sức mạnh đặc biệt, thường xuyên lờ đi giới hạn quốc gia, gán ghép tư tưởng của mình lên bất cứ đâu họ muốn, và thật sự là không hề quan tâm đến những gì họ bỏ lại đằng sau?"

Và sự thật cũng chứng minh rằng Iron Man, Captain America, và các đồng đội cũng vẫn luôn tự cho rằng mình đang phục vụ lẽ phải, dù còn thiếu sót, hợp tác lại vì một lý tưởng nào đó, cho tới khi họ phải đối mặt với khả năng rằng chính họ mới là những kẻ nguy hiểm và vô tổ chức. Các cuộc chiến đấu của họ đã bỏ lại rất nhiều tàn tích đau thương như cơ sở vật chất bị phá hủy, tính mạng của người dân luôn nằm trong vùng nguy hiểm…

Không phải Thanos, chính các siêu anh hùng Avengers mới là nhân vật phản diện - Ảnh 6.

Có một câu nói đắt giá ngay sau đó trong Civil War đến từ Vision mà đã khiến nhiều người phải suy nghĩ: "Trong vòng 8 năm sau khi Stark tự giới thiệu mình là Iron Man, số lượng những người có năng lực đặc biệt đã tăng lên đáng kể. Trong cùng quãng thời gian đó, số lượng những sự kiện mang tính nguy hiểm toàn cầu cũng tăng lên với tốc độ chóng mặt."

Vậy rốt cuộc mọi chuyện là như thế nào? Ai mới là người tốt, ai mới là kẻ xấu. Câu trả lời này có lẽ là một vấn đề nhức nhối trong vũ trụ điện ảnh Marvel. Có thể sau một thời dài phát triển thể loại phim siêu anh hùng "trừ gian diệt ác" đang dần dần mâu thuẫn với chính thông điệp mà mình đặt ra.