Trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc đang ở bước chuẩn bị

Tuấn Việt  | 01/12/2011 01:00 PM

Ở Bắc Kinh, một con tàu vũ trụ không tên của Trung Quốc đã trở về trái đất vào tối thứ 5 sau khi hạ cánh hai lần tại trạm tiếp tế ngoài vũ trụ để chuẩn bị cho việc phóng lên không gian trạm vũ trụ.

Ở Bắc Kinh, một con tàu vũ trụ không tên của Trung Quốc đã trở về trái đất vào tối thứ 5 sau khi hạ cánh hai lần tại trạm tiếp tế ngoài vũ trụ để chuẩn bị cho việc đất nước này tự phóng lên không gian trạm vũ trụ cho riêng mình. Shenzhou 8 đã hạ cánh bằng dù tại phía Tây một sa mạc của Trung Quốc sau hơn hai tuần ngoài vũ trụ. Trong suốt nhiệm vụ, tàu vũ trụ này đã kết nối 2 lần với trạm Tiangong 1 hiện vẫn nằm trong quỹ đạo. Qua đó, Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng của mình với hai lần kết nối thành công với trạm vũ trụ bằng điều khiển từ xa, trước đây các phi hành gia người Mỹ phải thực hiện việc này trực tiếp.
 

 

Trung Quốc sẽ chỉ đạo thêm hai con tàu với nhiệm vụ kết nối với trạm vũ trụ vào năm tới, một trong số đó được điều khiển bởi con người, nhằm phục vụ cho công tác xây dựng trạm vũ trụ vào năm 2020. Với trọng lượng 60 tấn, trạm vũ trụ Trung Quốc có kích cỡ nhỏ hơn trạm vũ trụ quốc tế của 16 nước. Trung Quốc đã đạt được những thành quả nhanh chóng từ việc phóng tên lửa vào năm 2003, biến quốc gia này trở thành một trong ba quốc gia đầu tiên đưa con người lên vũ trụ. Sau đó đã có hai nhiệm vụ liên tiếp được thực hiện và Trung Quốc đang dự định cho việc phóng vệ tinh do thám mặt trăng vào năm tới.

 


Bên cạnh đó, Trung Quốc đã bắt đầu kế hoạch tự tạo một trạm vũ trụ riêng sau khi bị từ chối không được phép tham gia vào trạm vũ trụ quốc tế ISS với sự phản đối chính từ Mỹ. Mỹ lo lắng về các chương trình quân sự từ phía Trung Quốc và không muốn chia sẻ công nghệ với đối thủ kinh tế và chính trị này. Tuy nhiên. Trung Quốc đã từ chối liên kết với kế hoạch vũ trụ của Mỹ và liên minh Châu Âu . Nước này cho biết con tàu vũ trụ của họ sẽ mang vẻ ngoài giống với trạm ISS và trạm vũ trụ của Mỹ, chỉ khác ở một số đặc điểm nhỏ.

 

Ngoài ra, Trung Quốc cũng cho phép Đức thực hiện các thí nghiệm sinh học trong các phương tiện kết nối với trạm vũ trụ- nhiệm vụ đầu tiên cho thấy sự hợp tác quốc tế trong chương trình vũ trụ lâu dài của quốc gia đông dân cư này.


Tham khảo: Foxnews