Top 10 phim hoạt hình chỉ dành cho đối tượng người lớn (P1)

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 01/04/2016 0:00 AM

Có những phim hoạt hình rõ ràng được sản xuất riêng cho đối tượng người lớn được đóng gói đầy đủ với những yếu tố sex, bạo lực, chửi bậy.

Mặc dù phim hoạt hình đã có những bước tiến không ngừng trong những năm gần đây, vẫn có những khán giả luôn khăng khăng cho rằng thể loại này chỉ có thể dành riêng cho trẻ em. Thế nhưng, những tựa phim đình đám như Up, How to Train Your Dragon, và WALL-E được PixarDreamWorks sản xuất đã góp phần chứng minh một điều rõ ràng là hoạt hình có thể đáp ứng nhu cầu cho khán giả mọi lứa tuổi.

Không những vậy còn có những phim hoạt hình rõ ràng được sản xuất riêng cho đối tượng người lớn. Chúng thường được đóng gói đầy đủ với những yếu tố sex, bạo lực, chửi bậy cũng như bản chuyển thể live-action, và sau đây ta sẽ đến với 5 trong số 10 bộ phim hay nhất mà thể loại hoạt hình người lớn đem đến với đối tượng khán giả trưởng thành.

1. Akira (1988)

Dữ dội, tàn nhẫn và tối tăm thường trực, danh tiếng của Akira cũng chính là những gì đại diện tiêu biểu của thể loại anime người lớn này, và cho đến nay bộ phim vẫn đáng xem và không hề lỗi thời như lúc nó được ra mắt vào năm 1988 vậy.

Cốt truyện hậu tận thế với hành trình của bộ ba nhân vật chính nỗ lực ngăn chặn mưu đồ trên diện rộng của chính phủ, tạo bệ phóng cho một loạt những chuỗi hành động căng thẳng, cùng với cái kết không lời ảm đạm (và khá khó hiểu) đã nhấn mạnh thêm cái nhìn bi quan của Akira về tương lai. Cũng không có gì lạ khi có những tin đồn rộ lên rằng một bản live-action sẽ đươc sản xuất vào giữa những năm 90 với nào Joseph Gordon-Levitt cho đến Leonardo DiCaprio sẽ tranh giành kịch liệt một trong những vai chính, nhưng tiếc rằng đó vẫn chỉ là tin đồn bóng gió mà thôi.

2. Watership Down (1978)

Chuyển thể theo tiểu thuyết đoạt giải của tác giả Richard Adams, Watership Down kể về hành trình tìm kiếm vùng đất mới của những chú thỏ bởi vì môi trường sống của chúng đã bị hủy hoại. Mặc dù phim được cộp mác PG (chỉ một số hình ảnh có thể không thích hợp cho trẻ em), nhưng phim là một câu chuyện tăm tối và đẫm máu thường xuyên đủ để khán giả nhỏ phải run sợ. Tuy nhiên cũng vì vậy mà bộ phim đã nắm bắt được hoàn hảo ngụ ý và chủ đề tín ngưỡng mang tính biểu tượng của cuốn tiểu thuyết – và bảo toàn vị trí của phim như một trong những tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết tuyệt vời nhất từ trước đến giờ.

3. Persepolis (2007)

Persepolis được dựa trên truyện tranh cùng tên được nhiều nhà phê bình đánh giá cao của tác giả Marjane, bộ phim thuật lại quá trình trưởng thành của một cô bé gái cùng những áp lực và rắc rối mà cô phải trải qua đặc biệt là trong thời kỳ hỗn loạn ở quê nhà Iran. Persepolis được ca ngợi bởi sự chín chắn cũng như cách tiếp cận khéo léo với những chủ đề táo bạo, kếp hợp với phong cách hoạt hình đen trắng, ảm đạm trọn vẹn nắm bắt được tinh thần chung và cảm nhận của tác phẩm gốc. Và mặc dù trên thực tế trong phim không có bất cứ chi tiết nào có thể gây choáng hoặc tổn thương tâm hồn trẻ nhỏ, nhưng Perpepolis vẫn rõ ràng là một phim hoạt hình được đo ni đóng giày chủ yếu cho vị thành niên và người lớn mà thôi (những đối tượng chắc chắn là đã và đang trải qua và hiểu được quá trình trưởng thành này của nhân vật chính Satrapi).

4. Fritz the Cat (1972)

Bộ phim hoạt hình đầu tiên được gán mác X (giới hạn người xem/cấm khán giả dưới 18 tuổi), Fritz the Cat đến nay vẫn còn là một trong những phim hoạt hình hài kịch khét tiếng gây tranh cãi nhất với hành trình đạo diễn Ralph Bakshi đưa khán giả dõi theo nhân vật chính cùng tên và bộ phim trải qua những tình huống dở khóc dở cười, phóng túng sa đọa với tình dục và chất kích thích. Phong cách hoạt hình trôi chảy đi kèm lời thoại hài hước đem đến những tiếng cười sảng khoải đã giúp bộ phim tránh được sự thô tục thừa thãi hay thái quá, trong khi sự phong phú của những yếu tố đi trước thời đại đã xây dựng nên hình tượng cho Fritz the Cat như một chiếc máy thời gian gửi gắm thông điệp cho tương lai được chôn dấu từ những năm 70.

5. Waking Life (2001)

Trước Waking Life, Richard Linklater đã có tiếng là một đạo diễn tự do đỡ đầu cho những bộ phim hay như Slacker (1991) và Before Sunrise (1995). Được trang bị với kỹ thuật “rotoscoping” (vẽ hình hoạt họa đè lên thước phim nhựa do người thật đóng), Linklater đã sáng tạo nên một tác phẩm thông minh, đa ngôn sâu sắc giúp tìm kiếm đáp án cho những câu hỏi luôn canh cánh trong mỗi con người (bao gồm cả ý nghĩa về cuộc sống, nhưng không chỉ vấn đề này). Waking Life với sự hối thúc tìm kiếm câu trả lời đã được nhà phê bình nổi tiếng Roger Ebert bình luận rằng “bộ phim như một cơn mưa rào xối xả khích lệ khai thông ý tưởng” - sự bồng bềnh, ảo ảnh của phim càng đẩy sự hối thúc ấy lên một tầng cao mới, và đã giật giải nhất cho hạng mục phim thử nghiệm của Hiệp hội Phê bình phim Mỹ nhờ những hiệu ứng hình ảnh độc đáo này.

(còn tiếp)

4 điều cần nhớ để làm ra phim "tiếp theo" hay "làm lại" tuyệt hay