Quá trình tạo hình Transformers - Choáng ngợp trước sức mạnh của máy móc

PV  | 05/01/2012 05:00 PM

Hãy cùng tìm hiểu một chút về quá trình dàn dựng bộ phim có kỹ xảo cực hoành tráng này.

Trong phần đầu của loạt bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về nguồn gốc của ý tưởng hay bước đầu tiên lên ý tưởng về hình dáng, màu sắc và cả những đặc điểm lớn trong tính cách của các nhân vật trong bộ phim Transformers. Trong phần này, độc giả hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm thêm về quá trình tạo hình, quay film và một số yếu tố hậu trường làm nên thành công tuyệt vời về hiệu ứng hình ảnh của bộ phim này. Trong khuôn khổ giới hạn của một bài viết, tôi không thể đề cập đến toàn bộ khâu làm phim vốn cực kỳ phức tạp.
 

 
Từ những chiếc xe chuyển thành robot
 
Như đã phần tích ở phần đầu, việc những chiếc xe chuyển thành robot luôn phải tuân theo một số nguyên tắc tối thiểu mà các nhà làm phim đặt ra như sự tỷ lệ về khối lượng. Sở dĩ tôi không dùng từ bảo toàn khối lượng vì có vẻ như, những robot sau khi hoàn thành to hơn chiếc xe ban đầu và chúng ta cũng không có gì chắc chắn về điều này. Chi tiết thêm các bạn có thể xem tại đây.
 

 
Thực ra, ý tưởng chuyển từ ôtô, máy bay thành robot không phải xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim Transformers. Nếu thuộc thế hệ 8x, 9x chắc chắn bạn đã từng nghe đến series phim Power Rangers hay thường được biết đến nhiều hơn dưới cái tên 5 anh em siêu nhân. Nói chung, ngoài những cảnh đánh nhau trông khá giống tập dưỡng sinh thì một trong những yếu tố cuốn hút người xem và tạo ra vô số thứ đồ chơi ăn theo là cảnh những siêu thú hóa thân thành những robot siêu khủng.
 
 
Tuy nhiên, một sự khác biệt dễ nhận ra giữa chúng là cảnh "biến hình" trong Transformers: mượt mà, uyển chuyển và thật hơn nhiều. Nếu như các bộ phim hoạt hình (thậm chí cả những bộ phim không phải hoạt hình như 5 anh em siêu nhân), những cảnh chuyển đổi làm khá giả, chỉ đơn giản là chuyển đổi các khối từ vị trí này sang vị trí khác để tạo thành một hình ảnh mới nên việc chuyển đổi trông khá giả và cứng nhắc (một phần là do yếu tố công nghệ còn lạc hậu từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước).
 
Từng động tác chuyển động của các robot trong Transformers, dù chỉ diễn ra trong 2 đến 3s nhưng là công sức lao động của một đội ngũ 17 họa sĩ, liên tục trong nhiều tháng liền. Từng khớp nối, từng chuyển động được dựng hoàn toàn bằng máy tính, không có sự hỗ trợ từ cách dựng hình thông thường bởi lẽ các cử động này quá khác biệt.
 

 
Đầu tiên, từ những loại oto đã lựa chọn được và những mẫu robot đã có sẵn, nhóm làm chuyển động bắt đầu tìm cách "gói" robot vào trong từng chiếc xe tương ứng, phác thảo về việc bộ phận nào sẽ nằm ở đâu trong chiếc xe, khi di chuyển ra sẽ trông như thế nào, làm thế nào cho cảm giác mượt mà và thật nhất có thể... Nghe nói có vẻ đơn giản nhưng với việc phải dựng tới vài chục mẫu mỗi phần, công việc của các họa sỹ này là không hề nhẹ nhàng.
 
Tiếp sau khâu ý tưởng, một việc chưa phải đã dừng lại. Từ ý tưởng cho đến thực hiện là một quá trình khó khăn. Các họa sỹ phải vẽ lại từng bước của quá trình chuyển động càng chi tiết càng tốt, trung bình, để tạo ra một cảnh chuyển đổi chừng 2s, các họa sĩ phải thực hiện ít nhất 30 bức vẽ.
 

 
Rồi sau đó, quá trình render cũng là một thử thách thực sự. Cho dù sở hữu những máy tính có thể nói là mạnh nhất hiện nay, nhưng các nhà làm phim Transformer cũng phải tiêu tốn trung bình tới 17h cho mỗi cảnh quay.
 
...Cho đến những cảnh chiến đấu hoành tráng
 
Điểm ấn tượng và thu hút nhất trong bộ phim Transformers chắc chắn là các cảnh chiến đấu của các robot ngoài đường phố với những cảnh quay hoành tráng, những màn cháy nổ ấn tượng. Vậy các nhà làm phim đã làm thế nào.
 

 
Đầu tiên, chắc chắn các bạn sẽ nghiêng về một trong hai phương án: dựng hoàn toàn bằng máy tính hoặc diễn viên "diễn" trên phông xanh rồi xử lý hậu kỳ để ghép với các yếu tố ngoại cảnh khác được quay riêng biệt. Tuy nhiên, cả hai phương án này đều rất hạn chế được sử dụng bởi:
 

 
Nếu sử dụng hoàn toàn bằng máy tính, tôi xin khẳng định rằng các nhà làm phim khó lòng có đủ thời gian cũng như tài nguyên để thực hiện việc này. Để dựng hình một thành phố lớn và thật như vậy trong vòng 1 hay 2 năm là chuyện không thể, ít nhất với trình độ khoa học kỹ thuật và phần cứng như hiện nay. Chỉ riêng việc sử lý hình ảnh các robot khổng lồ chiến đấu đã là quá sức với bất cứ hệ thống máy tính nào rồi.
 
 
 
Thực tế, hầu hết các cảnh quay của Transformers đều được thực hiện theo cách như sau: đoàn làm phim quay gần như tất cả các cảnh ngoại cảnh với diễn viên và các hiệu ứng cháy nổ hoàn toàn thật ở ngoại cảnh. Các vị trí "cần được phát nổ" sẽ được đặt pháo sáng, và các bom xăng vào vị trí tương ứng để tạo nên các hiệu ứng cháy nổ như các bạn nhìn thấy trong phim. Thứ duy nhất thiếu trong những cảnh quay là là các siêu robot. Đa số các quay kiểu này được thực hiện trong phim trường nhưng một số không ít trong chúng được làm trên đường phố thật, tùy theo mức độ "phá hoại".
 
Tất nhiên, các nhà làm phim không thể đánh đổ hay tàn phá các tòa nhà cao tầng như cách chúng ta thấy trong phim. Vậy họ làm thế nào? Hãy nghiên cứ qua một video hướng dẫn làm cảnh cháy nổ khá chi tiết dưới đây.
 

Đầu tiên, một cảnh quay tòa nhà hoàn thiện sẽ được lấy từ thực thế. Sau đó, các nhà làm phim sẽ xem xét vị trí nào cần phát nổ và tính toán cách phát nổ để nhờ công nghệ dựng hình tạo ra những vệt nổ tại những vị trí tương ứng được tính toán trước trên tòa nhà. Để biết chi tiết cụ thể, các bạn có thể xem trên video phía trên.
 
 
Sau khi hoàn thành phần ngoại cảnh, phần quan trọng nhất của Transformer sẽ được ghép vào cảnh quay bằng máy tính. Các hình ảnh siêu robot đánh nhau được dựng hoàn toàn bằng máy tính và tiêu tốn một lượng thời gian khổng lồ của các nhà làm phim sẽ được tính toán, đưa vào những vị trí chính xác như đã hoạch định từ trước. Tới đây, một lần nữa hệ thống các siêu máy tính của họ được dịp hoạt động hết công suất.
 
Những con số khủng khiếp của quá trình làm phim Transformers
 
Transformers 1 chiếm 20 TB bộ nhớ (1 TB = 1024 GB), con số này của Transformers 2 là 145. Dung lượng này tương đương với khoảng 35000 chiếc DVD, nếu xếp chồng số CD này lên nhau, chúng ta sẽ có một tháp CD cao chừng 45 mét - tương đương 1 tòa nhà 15 tầng.
 
 
Thời gian để render một khung hình là khoảng 17h, có khung hình tiêu tốn đến gần 300 giờ hoạt động hết công suất của hệ thống. Đay là một con số cực kỳ đáng kinh ngạc nếu như biết rằng hệ thống máy tính của ILM là một trong những hệ thống máy tính mạnh nhất hiện nay. Làm một phép tính nhỏ, nếu như render hình ảnh trong Transformers 2 bằng một tính PC cá nhân, chúng ta sẽ phải bắt đầu làm phim từ 16.000 năm trước để công chiếu bộ phim này vào năm nay. Trong một tuần cuối cùng của bộ phim, đoàn làm phim đã thực hiện tới 200.000 giờ render mỗi ngày tương đương khoảng 22,8 năm trong vòng 24h giờ.
 
Driller - con sâu hủy diệt của phe Decepticons.
 
Robot phức tạp nhất là Driller được "cấu thành" từ 70051 bộ phận trong khi Prime, ông trùm của Autobot chỉ có 10.108 thành phần. Thực tế, Driller "nặng" tới mức những cảnh mà hắn ta tàn phá các tòa nhà chỉ có thể chạy bởi một vài máy tính mạnh nhất của ILM và đôi khi, thời gian tải tập tin ngốn tới hơn 1 giờ.
 
Tham khảo: themepark, atomic, tformer
Xem thêm:

khám phá