Đánh bom liều chết hay câu chuyện của những chiến binh tử vì đạo

PV  | 15/04/2012 09:30 AM

Một người đàn ông, một người phụ nữ, hay thậm chí là một đứa trẻ, chấp nhận từ bỏ cuộc sống của mình để đổi lấy sinh mạng của nhiều người khác – chúng ta thường coi họ như những con tốt bị tẩy não, hay những con quái vật cuồng tín. Họ chính là hiện thân của sự đau khổ cùng cực, và cái chết được xem như sự giải thoát.

Một ngày u ám, một không khí ảm đạm não nề như bất cứ buổi tang lễ nào khác, đó là ngày người Shiite tham gia diễu hành trên khắp các con phố của Dera Ismail Khan để đưa tiễn một giáo sĩ Hồi giáo về nơi yên nghỉ cuối cùng. Thêm một nhà lãnh đạo nữa đã ra đi, thêm một thân thể nữa bị ràng buộc với nấm mồ lạnh lẽo - nhưng đó chưa phải cái kết bi thảm nhất. Một quả bom phát nổ giữa con phố nơi hàng nghìn người đang diễu hành đã làm vị giáo sĩ có thêm 30 bạn đồng hành trên con đường về với Thượng Đế nếu Ngài thực sự tồn tại và dửng dưng trước thảm họa kinh hoàng này.
 

 
Cuộc tấn công tháng 2 năm 2009 có thể là một quả bom tấn trên các phương tiện truyền thông vào thời điểm đó, nhưng giờ đây những vụ đánh bom liều chết như thế đã trở nên quá đỗi phổ biến. Những xác chết ngổn ngang trên đường phố, những tiếng gào thét vì đau đớn vang vọng khắp nơi, nét mặt kinh hoàng của những người may mắn sống sót, tiếng còi xe cứu thương inh ỏi...- đó là những gì bạn nhìn sẽ nhìn thấy mỗi ngày nếu như bạn vẫn giữ thói quen xem Thời sự.
 
Xét từ góc nhìn hoàn toàn mang tính chất chiến lược, đánh bom tự sát là một phương tiện khủng bố vô cùng hợp lý. Chỉ bằng một lượng chất nổ vô cùng thô sơ, một tên khủng bố có thể một mạng đổi lấy hàng trăm, thậm chí hàng nghìn sinh mạng khác. Độ chính xác của nó thậm chí còn vượt trên cả những hệ thống dẫn đường tên lửa tiên tiến nhất, điều này cho phép một tổ chức khủng bố với những phương tiện thô sơ nhất có thể trở thành mối hiểm họa đối với mọi quốc gia.
 

 
Một kẻ đánh bom tự sát luôn là viên thuốc khó nuốt trôi đối với bất kỳ nhà cầm quyền nào. Một người đàn ông, một người phụ nữ, hay thậm chí là một đứa trẻ, chấp nhận từ bỏ cuộc sống của mình để đổi lấy sinh mạng của nhiều người khác, chúng ta thường coi họ như những con tốt bị tẩy não, hay những con quái vật cuồng tín. Họ chính là hiện thân của sự đau khổ cùng cực, và cái chết được xem như sự giải thoát.
 
Nguyện chết vì Đấng Tối Cao
 
Để hiểu được nguồn gốc của những kẻ liều chết này, bạn cần biết đôi chút về khái niệm Tử vì Đạo (nguyên văn: Martyrdom). Những kẻ tử vì đạo sẽ sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình cho một quan điểm, hay một đức tin nào đó. Trong tâm trí họ, đức tin cao hơn mạng sống, và bằng cách hi sinh cho đức tin này, họ đã chứng tỏ được danh dự của mình.
 

 
Sự hi sinh của những người tử vì đạo được xem như một sự sỉ nhục ném thẳng vào mặt kẻ thù của họ. Bạn có thể hành hạ, tra tấn, hay sử dụng cái chết như một cách để bắt kẻ thù khuất phục, nhưng làm sao bạn có thể khuất phục nổi những con người coi đau đớn như lạc thú thực sự trước khi rời bỏ cõi đời này? Làm sao bạn khuất phục nổi những kẻ đã dang rộng vòng tay chào đón cái chết? Tệ hại hơn thế, bạn đã thực sự biến họ thành người hùng. Bạn đã mở rộng cửa đưa họ đến với Thiên đường chỉ có trong niềm tin của họ.
 
Minh chứng sống về những kẻ tử vì đạo tràn ngập khắp các cuốn sách lịch sử. Và khi chính trị dường như là chưa đủ, tôn giáo đã vào cuộc để nâng khái niêm tử vì đạo lên một tầm cao mới.
 

 
Câu chuyện dưới đây trong quyển Book of Daniel (Sách Daniel) là một ví dụ để bạn đọc có thể thấy chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai khái niệm Tử vì đạo và Chúa gặp nhau. Khi Vua Nebuchadnezzar đưa ra 2 lựa chọn cho 3 chàng thanh niên trẻ Shadrach, Meshach và Abednego, hoặc từ bỏ đức tin của mình, hoặc chấp nhận bị thiêu sống, ba chàng trai này đã không ngần ngại nhảy thẳng vào lò lửa, và điều kỳ diệu đã xảy ra: thân thể họ không hề bị thiêu đốt một chút nào. Một thông điệp đơn giản được rút ra: Chúa sẽ bảo vệ bạn, nếu như bạn tình nguyện chết vì Ngài.
 
Sự ra đời của những chiến binh Tử vì đạo
 
Người Do Thái cổ luôn tin rằng tự sát luôn tốt hơn là chết dưới tay kẻ thù. Năm 64 sau Công nguyên, thay vì đầu hàng chính quyền La Mã, một nhóm phiến quân dưới sự lãnh đạo của Eleazar ben Yair đã tự tay kết liễu từng người đồng bào của mình, và không hề có ngoại lệ dành cho phụ nữ hay trẻ em. Mười người được chọn ra để thực hiện nhiệm vụ này, và sau đó một người đàn ông đã ra tay nốt với 9 người còn lại, cuối cùng, tất nhiên anh ta cũng chẳng ngần ngại gì đâm thẳng lưỡi kiếm vào ngực mình. 960 xác chết ngổn ngang khắp các pháo đài Masada – một kết thúc đẫm máu.
 

 
Dường như là chưa đủ, Kito giáo đã vào cuộc để tạo nên những câu chuyện lạnh gáy hơn. Huyền thoại về Jesus đã cổ vũ hàng nghìn giáo dân trung thành với niềm tin của họ. Họ nguyện hiến dâng mạng sống và thân xác của mình để tôn vinh đức tin ấy. Họ tin rằng, với sự hi sinh của mình, họ sẽ có được sự bất tử ở thế giới bên kia – và những minh chứng vẫn tồn tại cho đến nay như là những huyền thoại.
 

 
Quan điểm của họ là rất rõ ràng: thà tự tay hủy diệt chứ không bao giờ chịu hiến dâng nó cho kẻ thù. Tự tử nổi bật lên như một hành động cần được tôn vinh, nhưng những kẻ lợi dụng tôn giáo cần nhiều hơn thế, họ cần giết chóc nhân danh Ngài.
 
Khi đạo Hồi xuất hiện vào thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, với sự tồn tại của hai tín ngưỡng đang cực kỳ hưng vượng vào thời kỳ đó là Do Thái giáo và Kito giáo, điều gì phải đến cũng sẽ đến: Thánh chiến (nguyên văn: jihad). Trong tiếng Ả Rập, thuật ngữ này mang 2 ý nghĩa: nó vừa là cuộc đấu tranh trong thế giới tâm linh, vừa là cuộc chiến trong thế giới thực.
 

 
Những người Hồi giáo tin rằng, Muhammad là nhà tiên tri đầu tiên, và họ đã chiến đấu bảo vệ đức tin này từ những năm 624 sau công nguyên. Cũng trong năm 624, họ đã có được trận đại thắng đầu tiên, khi tiêu diệt toàn bộ đội quân Qurayshi hùng mạnh của Mecca trong trận chiến Badr.
 
Trong những năm sau đó, những tín đồ của thánh Allah luôn hừng hực trong mình ý chí chiến đấu để báo thù, và hơn thế nữa – để bảo vệ đức tin, cũng như danh dự của vị Thượng Đế trong tim họ. Những gì được viết ra trong kinh Koran có thể giúp bạn phần nào hình dung về điều này, “Hạ sát chúng ngay khi tìm ra chúng, đánh đuổi chúng ra khỏi nơi đã từng là quê hương của chúng ta. Chống cự - hạ sát chúng ngay lập tức”.
 

 
“Đó là phần thưởng dành cho những kẻ không có đức tin” – đoạn kinh kết luận.
 
Và sự ra đời của khái niệm đánh bom liều chết
 
Đức tin kết hợp với một ý chí mạnh mẽ có thể tạo ra một thứ vũ khí cực kỳ hiệu quả. Với một người đã sẵn sàng cho cái chết, chỉ cần một con dao găm, họ có thể làm nên bất cứ chiến tích nào.
 

 
Sự xuất hiện của các Hashisin, ngày nay được biết đến nhiều hơn dưới cái tên Assasins là minh chứng rõ ràng cho tầm ảnh hưởng cực rộng của những kẻ Tử vì Đạo. Công việc của họ, hạ sát các lãnh tụ phe đối lập ngay giữa chỗ đông người – đó thực sự là kiểu nhiệm vụ một đi không trở lại.
 
Thuốc súng ra đời tiếp tục làm nâng tầm khái niệm tự sát. Người Nhật Bản là người đầu tiên áp dụng chiến thuật này thông qua những chiếc Kamikaze. Họ nguyện hiến dâng cả mạng sống của mình cho Hoàng Đế, họ coi hành động một đổi một như một cách bảo vệ danh dự của mình. Không thể phủ nhận vai trò của những phi công Kamikaze trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2. Họ thực sự là cơn ác mộng đối với không quân phía Đồng minh.
 

 
Vụ đánh bom tự sát đầu tiên được ghi nhận lại xảy ra vào năm 1981 trong một cuộc nội chiến tại Li-băng, giữa những chiến binh Hồi giáo và Ki-tô giáo. Kẻ đánh bom tự sát đã nhằm vào Đại sứ quán Iraq tại Beiru. Ngay sau đó, Mỹ đã tham gia góp vui vào cuộc chiến này, và kéo theo vụ đánh bom liều chết tiếp theo vào năm 1983. Một chiếc xe tải chở đầy chất nổ đã đâm thẳng vào tòa nhà Đại sứ quán Mỹ, làm thiệt mạng hơn 60 người.
 
 Tử vì đạo thực sự là thảm họa kinh hoàng trải dài suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Dấu vết đẫm máu của nó loang rộng khắp các trang sử, trải dài từ Châu Á sang Châu Âu. Nhưng trong thế giới hiện đại, liệu Đức tin của họ có suy chuyển? Súng đạn và thuốc nổ sẽ nâng tầm những cơn ác mộng này lên đến mức nào? Và nhân loại đã đi xa đến đâu để tự bảo vệ mình trước những kẻ đánh bom liều chết? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ở kỳ tiếp theo.
 
(Còn tiếp)
Xem thêm:

khám phá