Biến phế thải thành năng lượng: Công nghệ của tương lai

PV  | 14/01/2012 02:02 PM

Nguyên liệu dùng để tạo ra nhiên liệu sinh học là hỗn hợp các loại tảo.

Trang trại nhiên liệu sinh học bao gồm 1 tua bin gió cỡ nhỏ, tấm pin năng lượng mặt trời và các thùng chứa những lớp váng màu xanh trôi nổi trên mặt nước. Nhưng thiết kế của nó một ngày nào đó có thể tạo ra những trang trại tự động hóa khai thác những cơn gió biển. ánh nắng để tạo ra nguyên liệu rẻ cho phương tiện từ tảo. Các trang trại này dựa vào năng lượng gió và mặt trời để phát triển tảo quanh năm. Họ sẽ biến tảo thành 5 gallon nhiên liệu sinh học mỗi ngày bằng cách tăng tốc quá trình địa chất- quá trình tạo ra nhiên liệu hóa thạch – mà không có bất cứ rủi ro như khi khoan dầu hay lấy khí đốt tự nhiên.
 

 
“Chúng tôi biến sinh khối thành nhiên liệu sinh học mà không sử dụng bất kỳ chất hóa học nào vì vậy sẽ không tạo ra chất độc hại” Kỹ sư Rudy Behrens nói, “ Chúng tôi có thể thực hiện trên diện rộng mà không làm gián đoạn chuỗi thức ăn hay tạo ra các mối nguy hiểm”.
 
Hệ thống thử nghiệm đầu tiên đã bị chìm sau cuộc tấn công dữ dội của một con thiên nga. Behren và BEAR đã thiết kế một hệ thống lớn hơn, chống thiên nga với hình dạng như một chiếc kim tự tháp. Bây giờ họ đang tìm kiếm sự giúp đỡ để xây dựng trang trại với đầy đủ kích cỡ, dự án đã được đăng lên trên trang Kickstarter với hy vọng quyên góp được 2000 USD để thực hiện. Xây dựng một trang trại robot sẽ mất khoảng  1.200 USD và 140 giờ sẽ làm dầu diesel sinh học với giá khoảng 30 đến 60 cent cho một gallon so với 3,85 USD mỗi gallon dầu diesel hiện nay.
 
Biến bùn cặn thành nhiên liệu
 

 
Dầu diesel sinh học dựa vào hỗn hợp bùn của 6 loại sinh vật, trong đó có tảo anh spirulina và dương xỉ nước Azolla. Hỗn hợp thực vật này đã chứng minh khả năng phát triển của mình với sự tăng gấp đôi khối lượng 92 phút 1 lần và khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt từ mùa hè đến mùa đông ở Pennsylvania. “Điều căn bản của cả hệ thống là việc sử dụng các thành phần bản địa, do vậy sẽ không phát sinh vấn đề về xâm lấn môi trường”. Một tác động điện lên các tế bào tảo sẽ sản sinh ra dầu lipid để từ đó chuyển đổi thành dầu diesel. Lớp bùn còn lại sẽ được sử dụng vào việc nuôi trồng tảo. BEAR đã sử dụng phương pháp nhiệt và áp suất để tránh gây ra các chất độc hại trong quá trình biến đổi.
 
Ngoài ra, BEAR xây dựng một hệt thống điều khiển tự động có thế tự di chuyển và tính toán phương hướng tránh các tàu bè qua lại. Nó thậm chí có thể tự di chuyển vào vùng an toàn và thả neo nếu xảy ra sự cố về điện tử. Hiện giờ tất cả chỉ còn lại việc chờ đợi sự hợp tác từ phía các đối tác mà thôi.
 
Tham khảo : innovationnewsdaily