Biện pháp chữa mù đã thành công trên loài chuột

phantoms9  | 31/08/2012 0:00 AM

Cơ hội khá lớn đối với những người khiếm thị bẩm sinh.

Các nhà khoa hoc vẫn đang miệt mài nghiên cứu ngày đêm với hy vọng một ngày nào đó không xa, hàng triệu người khiếm thị trên thế giới sẽ có cơ hội nhìn thấy ánh sáng một lần nữa. Rất nhiều các phương pháp trị bệnh cũng như các thiết bị hỗ trợ được tạo ra nhằm mục đích tìm lại ánh sáng. Và có lẽ trong số đó, võng mạc giả được coi là có khả năng hỗ trợ thị lực cao nhất.
 

bien-phap-chua-mu-da-thanh-cong-tren-loai-chuot

 
Hiện nay, các loại võng mạc giả như Argus II, Bio-Retina và Retina Implant AG đều có nguyên tắc hoạt động dựa trên việc kích thích các tế bào hạch của võng mạc thông qua các xung điện quang. Dù vậy, hình ảnh được tạo ra sẽ rất thô sơ do tốc độ tín hiệu truyền đi không tương đồng với tốc độ của các tế bào thần kinh được tạo ra ở võng mạc. Và điều này đã khiến các nhà khoa học đã vô cùng đau đầu khi suy nghĩ tìm cách khắc phục. Mới đây, đội ngũ các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học y khoa Weill Cornell, dưới sự dẫn dắt của Tiến sĩ Sheila Nirenberg đã thông báo việc chế tạo thành công thiết bị võng mạc giả mới áp dụng mã thần kinh võng mạc ở loài chuột.
 

bien-phap-chua-mu-da-thanh-cong-tren-loai-chuot

 
Trong lúc nghiên cứu về mã thần kinh ở loài chuột mù, tiến sĩ Sheila đã vô tình khám phá ra mã thần kinh võng mạc có tác động trực tiếp đến khả năng tiếp thu ánh sáng. Cô đã cùng với các sinh viên của mình tiến hành nghiên cứu với hy vọng có thể tạo ra một thiết bị khôi phục lại thị lực. Đội ngũ nghiên cứu này đã thiết kế một con chip quang điện đặc biệt, với kích thước chỉ bằng chỉ bằng 1/3 sợi tóc con người, sau đó họ sử dụng mã thị giác cho con chip này. Chip sẽ được kết nối với một máy chiếu mini, khi tiếp nhận hình ảnh con chip sẽ chuyển đổi thành các xung điện, sau đó các xung điện sẽ được máy chiếu biến đổi thành các xung ánh sáng kích thích các tế bào protein. Theo tiến sĩ Sheila, điểm quan trọng của việc tiếp nhận ánh sáng không chỉ nằm ở số lượng các tế bào tiếp nhận mà còn phải truyền tải đúng mã (mã  mà võng mạc sử dụng để kết nỗi với não bộ).
 
Thử nghiệm trực tiếp trên loài chuột mù, kết quả vô cùng khả quan khi các con chuột đã có khả năng nhận diện và phân biệt khuôn mặt, cảnh vật và không gian xung quanh bằng với mức độ tự nhiên ở loài chuột.  Và đặc biệt là chúng cũng có thể theo dõi được các hình ảnh chuyển động.
 

bien-phap-chua-mu-da-thanh-cong-tren-loai-chuot

 
Tiến sĩ Sheila cho biết thêm: “ Hiện chúng tôi đang nộp đơn cấp bằng sáng chế cho công nghệ này, đồng thời chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm việc áp dụng mã thần kinh ở loài khỉ với hy vọng sẽ sớm có thể khôi phục ánh sáng cho người khiếm thị”.
 
Tham khảo : gizmag