Huawei và Oppo tắt bộ điều chỉnh nhiệt của chip để gian lận benchmark, máy nóng đến mức không cầm nổi

Tuấn Hưng  Trí Thức Trẻ | 30/09/2018 02:06 PM

Đây là kết luận của thử nghiệm do trang First Post thực hiện, với kết quả là smartphone Huawei cho ra kết quả cao hơn gần gấp đôi khi phát hiện có ứng dụng chấm benchmark chạy, còn của Oppo là gấp rưỡi.

Mới đây, sự cố #Benchmarkgate đã vạch trần các nhà sản xuất thường xuyên đẩy hiệu năng của smartphone lên cao khi hệ thống phát hiện có ứng dụng chấm điểm đang chạy. Huawei là cái tên gần đây nhất dính líu đến vụ việc này, khi gã khổng lồ công nghệ Thâm Quyến đã có cách trả lời cực sốc trước cáo buộc gian lận benchmark của Honor Play: "Các hãng khác cũng gian lận hiệu năng, vì sao chúng tôi không thể làm thế?". Thậm chí, Huawei biện minh rằng AI trên các thiết bị của mình có thể tự động chuyển sang chế độ hiệu năng cao khi phát hiện máy đang phải thực hiện tác vụ nặng. Tuy nhiên, họ không phải là cái tên duy nhất, đã có rất nhiều hãng điện thoại khác từng lợi dụng chiêu trò này, kể cả Samsung.

Huawei và Oppo tắt bộ điều chỉnh nhiệt của chip để gian lận benchmark, máy nóng đến mức không cầm nổi - Ảnh 1.

Các smartphone khác có số điểm ở 2 ứng dụng tương đương nhau

Và hôm nay, trang First Post đã đăng tải bài viết vạch trần mánh lới gian lận điểm benchmark. Họ đã thử nghiệm tới 300 lần các bài thử nghiệm với nhiều mẫu điện thoại khác nhau và tìm ra phương pháp mà các công ty này áp dụng. Danh sách những "ứng cử viên" tham gia gồm có: Honor 10, Huawei P20 Pro, Nokia 7 Plus, OnePlus 6, Oppo Find X, Pocophone Poco F1, Realme 1, Realme 2 (Realme là sub-brand của Oppo), Redmi Note 5 Pro và Samsung Galaxy Note 9.

Họ sử dụng hai loại app đo benchmark: phổ biến và riêng tư. Phổ biến là những công cụ như AnTuTu hay GeekBench mà bạn có thể tải về trên Play Store của Google. Trong khi đó, các app riêng tư vẫn chính là các ứng dụng nói trên nhưng là phiên bản của nhà phát triển và lấy tên khác.

Huawei và Oppo tắt bộ điều chỉnh nhiệt của chip để gian lận benchmark, máy nóng đến mức không cầm nổi - Ảnh 2.

Điểm của Honor 10 cao gấp đôi khi đo bằng áp thông thường, còn P20 Pro cũng tăng thêm 77%

Các hãng smartphone thường nhắm mục tiêu vào tên gọi. Khi có AnTuTu hay 3DMark được mở lên, chiếc điện thoại tự động chuyển sang chế độ hiệu năng tối đa. Và khi chuyển sang dùng biến thể dành cho nhà phát triển, chúng vẫn chạy như bình thường.

Nếu đúng là Huawei và Oppo có tính năng AI để tùy chỉnh hiệu năng thì tên của app sẽ không ảnh hưởng gì đến điểm số cả. Tuy nhiên, theo như kết quả mà First Post thu được thì lại trái ngược hoàn toàn: họ đã tắt bộ điều chỉnh nhiệt của chip xử lý, nhờ đó bộ vi xử lý có thể hoạt động hết công suất tối đa mà không bị hạn chế khi nhiệt độ tăng cao. Ở một số trường hợp, các mẫu điện thoại này nóng đến mức bỏng tay, thậm chí là linh kiện bên trong bị hư hại nặng và pin thì chỉ chờ phát nổ.

Huawei và Oppo tắt bộ điều chỉnh nhiệt của chip để gian lận benchmark, máy nóng đến mức không cầm nổi - Ảnh 3.

Nhiệt độ của Oppo Find X lên tới 74% khi sử dụng ứng dụng chấm điểm benchmark

5 chiếc điện thoại bị bắt quả tang gian lận gồm:

Honor 10: tăng 92.23%

Huawei P20 Pro: tăng 76.43%

Realme 1: tăng 45.63%

Realme 2: tăng 60.86%

Oppo Find X: tăng 36.82%

Huawei và Oppo tắt bộ điều chỉnh nhiệt của chip để gian lận benchmark, máy nóng đến mức không cầm nổi - Ảnh 4.

Thông báo quá nhiệt ở mức 61 độ C

Đây là một hành vi rất đáng lên án của các nhà sản xuất smartphone bởi nó không chỉ khiến mất lòng tin nơi người dùng, mà còn có khả năng gây nguy hiểm cho họ. Điểm benchmark từ trước đến nay chỉ mang tính chất tham khảo, nó không mang nhiều ý nghĩa và cũng chẳng thể nào phản ánh được hiệu năng khi sử dụng thực tế.

Theo PhoneArena