"GG", "Gánh Team" và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng "tràn lan" ngoài đời thực như thế nào?

Đô Đô  - Theo Helino | 28/03/2019 04:30 PM

Có những thuật ngữ mà ai cũng dùng nhưng lại không hề biết nguồn gốc hay ý nghĩa thực sự của nó.

Phá đảo

Cụm từ "phá đảo" thường được dùng trong các game offline để ám chỉ việc người chơi đã vượt qua tất cả các màn chơi, hoàn thành tất cả các nhiệm vụ cũng như đánh bại tất cả các con boss. Tuy nhiên ít ai biết rằng nó được xuất phát từ thời điện tử 4 nút.

GG, Gánh Team và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng tràn lan ngoài đời thực như thế nào? - Ảnh 1.

Cảnh cuối "phá đảo" trong tựa game Contra huyền thoại

Cụ thể, "phá đảo" bắt nguồn từ tựa game Contra huyền thoại trên hệ máy NES xa xưa. Sau khi đánh bại con trùm cuối cùng, màn hình sẽ chuyển sang đoạn phim cắt cảnh mô tả người chơi ngồi trên máy bay rời khỏi hòn đảo đang sắp nổ tan tành. Từ đấy cụm từ "phá đảo" được xuất hiện và ám chỉ về việc bạn đã chơi xong một tựa game nào đó. Tuy nhiên dần dần, mọi người cũng sử dụng nó một cách phổ biến hơn chứ không cứ gì trong game, ngụ ý khoe khoang thành tích chinh phục của bản thân đối với 1 lĩnh vực nào đó, hoặc trong chuyện tình cảm.

GG, Gánh Team và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng tràn lan ngoài đời thực như thế nào? - Ảnh 2.
GG, Gánh Team và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng tràn lan ngoài đời thực như thế nào? - Ảnh 3.

Từ "gà" chính thức xuất hiện vào khoảng năm 2003 - 2004 và gắn liền với sự xuất hiện của tựa game tọa độ Gunbound. Cấp độ khởi đầu của trò chơi này chính là "gà con" đi kèm cả hình ảnh minh họa. Kể từ đó mỗi khi game thủ có những pha xử lý ngu xuẩn thì lập tức bị người chơi cùng phòng khác mỉa mai rằng "đồ gà con".

GG, Gánh Team và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng tràn lan ngoài đời thực như thế nào? - Ảnh 4.

Cấp độ mặc định thấp nhất của Gunbound là Chick – gà con

Có lẽ vì vậy mà câu cửa miệng "đồ con gà", "trình gà" của dân Gunbound đã trở nên thông dụng và phổ biến trong suốt chục năm qua, cũng như trở thành nguồn cảm hứng cho các tựa game "đàn em" phát triển sau này, Gun Gun Mobile chính là "người kế thừa" mới nhất. Trong Gun Gun Mobile, việc bị chửi "gà", "trình gà", "loại con gà" là chuyện gần như không thể tránh khỏi khi bạn có những pha nhắm bắn không chuẩn xác.

GG, Gánh Team và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng tràn lan ngoài đời thực như thế nào? - Ảnh 5.
GG, Gánh Team và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng tràn lan ngoài đời thực như thế nào? - Ảnh 6.

Ngắm cho chuẩn vào nhé nếu không muốn bị gọi là "gà"

Nếu như bạn chưa biết thì Gun Gun Mobile coi là hậu duệ của các tượng đài bắn súng tọa độ PC ngày xưa. Với mong muốn được tái hiện cách chơi bắn súng tọa độ đích thực, mọi thứ trong Gun Gun Mobile đều được xây dựng theo hướng truyền thống. Hiểu đơn giản là bạn sẽ căn lực, căn góc, căn gió, căn hướng… y hệt như trong các tựa game tiền bối ngày xưa chứ không phải bắn theo cơ chế "kéo và thả". Bởi lẽ, theo nhiều ý kiến cho rằng, chỉ khi phải căn đủ các yếu tố như vậy, đường bắn mới trở nên "pro" thực sự chứ không dễ dàng như khi chơi Angry Birds. Game sẽ chính thức ra mắt vào ngày 9/4 sắp tới.
GG, Gánh Team và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng tràn lan ngoài đời thực như thế nào? - Ảnh 8.
GG, Gánh Team và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng tràn lan ngoài đời thực như thế nào? - Ảnh 9.

Ôn lại tuổi thơ cùng Gun Gun Mobile ra mắt ngày 9/4

Có thể nói trong số tất cả các thuật ngữ, thì "gà" là từ xuất phát ingame được sử dụng trong đời sống nhiều nhất. "Nấu ăn gà", "tán gái gà" – cứ không có kỹ năng tốt ở một lĩnh vực nào đó đều có thể bị coi là gà. Tuy nhiên nếu trong game các game thủ thường rất ức chế khi bị chê gà, thì ngoài đời từ này được sử dụng với ý nghĩa vui đùa nhiều hơn.

GG, Gánh Team và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng tràn lan ngoài đời thực như thế nào? - Ảnh 10.

"Gà" là từ xuất phát ingame được sử dụng trong đời sống nhiều nhất, thậm chí là trong bất kể tựa game nào khác cũng thấy nhiều vô kể

GG

Có thể nói đây là một trong số những từ được cộng đồng LMHT sử dụng nhiều nhất. GG là viết tắt của cụm từ Good Game nhằm thay thế cho một lời khen tôn trọng đối thủ sau khi ván đấu kết thúc. Tuy nhiên khi về Việt Nam, GG lại đại diện cho… đầu hàng! Chắc chắn bạn đã từng gặp phải tình cảnh đối phương hoặc đồng đội chat: "GG đi!" Nó mang ý nghĩa hãy đầu hàng đi để còn bắt đầu trận mới cho nhanh. Sự nhầm lẫn này vẫn được bàn tán sôi nổi trong cộng đồng tuy nhiên thói quen thì khó sửa!

GG, Gánh Team và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng tràn lan ngoài đời thực như thế nào? - Ảnh 11.

Game thủ Việt đã có thói quen dùng GG cho ý nghĩa đầu hàng, thay vì khen ngợi đối phương

Khi sử dụng trong đời sống, GG được sử dụng với ngụ ý buông bỏ, đầu hàng trước 1 việc, chịu thua một ai đó hoặc thể hiện sự chán chường, không muốn cố gắng. Ví dụ:

- Làm 10 cái báo cáo trong hôm nay nhé!

- GG! (đương nhiên là vẫn phải làm thôi)

Gánh team

Đây là một từ mang ý nghĩa là gồng gánh các đồng đội yếu hơn để đi đến chiến thắng trong các trận đấu game MOBA đặc biệt là LMHT. Rất nhiều game thủ nhầm Gánh với Gank (Gank là thuật ngữ chỉ việc đi săn đối thủ của người đi rừng hoặc hiểu rộng ra là đánh hội đồng). Khi đánh rank bạn sẽ gặp sự nhầm lẫn này rất nhiều đại khái là: "Tụi mày đánh thế sao tao Gank team nổi".

GG, Gánh Team và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng tràn lan ngoài đời thực như thế nào? - Ảnh 12.

Cảm giác ấy...

"Gánh team" về sau cũng được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường nhật, với ngụ ý là gánh hết trách nhiệm, công việc của người khác. Giống như khi làm bài tập nhóm mà bạn ôm cả việc làm slide, tổng hợp bài và cả thuyết trình thì bạn chính là người "gánh team".

GG, Gánh Team và hàng loạt các thuật ngữ game đang được sử dụng tràn lan ngoài đời thực như thế nào? - Ảnh 13.

Thanh niên "gánh team" ngoài đời

Game online càng ngày càng phát triển, cộng đồng người chơi càng ngày càng nhiều khiến cho các thuật ngữ game được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến. Không biết trong tương lai chúng ta sẽ còn được thấy những thuật ngữ nào tiếp tục được "bước ra ngoài đời thực" nữa đây?