Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 17/03/2014 05:00 PM

R9 290X là chiếc card đồ họa đơn nhân mạnh nhất của AMD băng băng lướt qua mọi sát thủ phần cứng.

Đối với người đam mê game và phần cứng, không gì sung sướng bằng việc được sở hữu một dàn máy cấu hình khủng và hầm hố. Chiếc PC cũng giống như một nhân vật game online vậy: càng mạnh, càng đẹp thì chủ nhân càng thích thú. Là một người đam mê PC, trong số các trang bị item mà tôi ưa thích nhất là card đồ họa – vũ khí giúp tôi hạ các "boss khủng" như Crysis 3, Metro 2033…


Một dịp rất tình cờ, tôi có cơ hội được dùng thử AMD R9 290X – một trong những thanh kiến bén nhất thời điểm hiện tại. Do đây là bản sample sử dụng thiết kế nguyên bản của AMD, không được bán rộng rãi trên thị trường nên tôi sẽ không thực hiện review chi tiết. Bài viết này chỉ nhằm mục đích “show hàng” và benchmark “khoe khoang” là chính.


AMD R9 290X


Sản xuất trên quy trình 28 nm, GPU Hawaii được nhồi tận 6,2 tỉ transistor, 2816 Shader Unit và giao tiếp nhớ tới 512 bit. R9 290X được trang bị bộ nhớ dung lượng 4 GB GDDR5 – sẵn sàng cho các độ phân giải trên Full HD và khử năng cưa đa mẫu. Mức xung AMD ấn định nguyên bản là 1000/1250 MHz. Các phiên bản custom của các hãng đều được ép xung cao hơn một chút. Một số phiên bản R9 290X đang được bán tại Việt Nam:

Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 1
MSI R9 290X Gaming

Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 2
MSI R9 290X Lightning

Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 3
Sapphire R9 290X Tri-X

Ấn tượng đầu tiên về chiếc card là: dài và nặng kinh khủng! Đây là card đồ họa dài nhất tôi từng tiếp xúc, tới 28 cm. Với chiều dài thế này phải những thùng máy được thiết kế chuyên cho Gaming mới có thể gắn vừa.


Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 4
Dù kích thước lớn nhưng mật độ linh kiện trên mạch vẫn rất dày, thể hiện đẳng cấp của một sản phẩm cao cấp.

Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 5
Công tắc gạt chuyển đổi giữa 2 chế độ Quiet Mode (độ ồn thấp) và Uber Mode (ưu tiên hiệu năng, hỗ trợ OC).

Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 6
  

Card sử dụng tản nhiệt thiết kế lồng sóc. Thiết kế này có ưu điểm đẹp hầm hố nhưng hiệu năng giải nhiệt lại kém và độ ồn cao. Các phiên bản custom đến từ các hãng đều thiết kế lại tản nhiệt êm và hiệu quả.


Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 7

Một số hình ảnh chụp từ nhiều góc độ:
Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 8
  
Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 9
  
Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 10
  
Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 11
  
Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 12
  
Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 13
  
Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 14
  
Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 15

Kiểm nghiệm hiệu năng

Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4

Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4.5 GHz

Bộ nhớ trong: 2 x 4 GB Kingston HyperX T1 1866

Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240 GB

Nguồn: 660W


Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 16
  

Do không có màn hình lớn nên phần này tôi chỉ test các game trên độ phân giải 1920 x 1080, thiết lập dĩ nhiên là cao nhất, khử răng cưa 4xMSAA (nếu có). Riêng Sniper Elite V2 có thêm tính năng Supersampling – được kích hoạt mức cao nhất 4x.

Trước tiên là các phần mềm 3DMark:


Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 17
  
Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 18
  
Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 19
Điểm số 3DMark Vantage và 3DMark 11 gấp khoảng 2,5 -> 7,5 lần các card đồ họa tôi từng review trong thời gian gần đây.
Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 20
Với điểm số Fire Strike đạt 8899 trong 3DMark 2013, hệ thống của tôi được đánh giá ngang ngửa với hệ thống chạy GTX Titan của FutureMark.

Hiệu năng thử nghiệm đối với game:


Card đồ họa R9 290X: Quái vật đồ họa đến từ AMD 21
  

Ngay cả đối với 2 sát thủ phần cứng kinh khủng nhất là Crysis 3 và Metro: Last Light, hệ thống vẫn lướt băng băng với khung hình mượt mà dù thiết lập ở mức cao nhất. Riêng Sniper Elite V2 có thêm tùy chọn Supersampling 4x – nghĩa là hình ảnh được render với kích thước gấp 4 lần (tương đương 3840 x 2160) rồi thu nhỏ lại về Full HD để tăng độ mịn, với chế độ này Sniper Elite V2 còn nặng hơn cả sát thủ Crysis 3.


Kết luận


Với hiệu năng khủng khiếp như thế, AMD R9 290X có thế nói là ước mơ của mọi game thủ. Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện 3 phiên bản tản nhiệt custom là MSI Gaming, MSI Lightning và Sapphire Tri-X.