Cẩm nang chọn card đồ họa dịp cuối năm

Nút Chuối  - Theo Trí Thức Trẻ | 21/12/2014 0:00 AM

Điều quan trọng nhất là phải xác định được nhu cầu sử dụng, cũng như kinh phí mình bỏ ra khi sắm một chiếc card đồ họa

Cho dù bạn là một gamer, một trình biên tập video hay một nhà thiết kế đồ họa, bạn cần một chiếc PC với khả năng đồ họa mạnh mẽ. Nếu không đầu tư từ đầu, VGA Onboard (VGA được tích hợp sẵn trên bo mạch của của máy tính) sẽ không thể chạy tốt các ứng dụng đồ hoạ chuyên sâu. Một VGA rời với sức mạnh xử lý là điều bạn cần.

Ngày nay, Card đồ họa ngày càng nhanh hơn và mạnh hơn, kèm theo đó là nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Để xác định mình sẽ sắm chiếc VGA nào, đầu tiên bạn phải biết rõ được nhu cầu của mình. Nếu bạn muốn chơi các trò chơi mới nhất ở “full setting” và độ phân giải cao hơn độ phân giải 1080p, một chiếc VGA cao cấp sẽ làm bạn thoả mãn. Nếu bạn chỉ muốn chỉnh sửa video hoặc thiết kế đồ hoạ, VGA tầm trung vẫn là một cải tiến lớn so với VGA Onboard. Sau đây là một số hướng dẫn giúp bạn lựa chọn VGA phù hợp với nhu cầu của bạn.

Picture 3

Hiệu Suất

Dù một card đồ họa trông có hầm hố hay đơn giản, thông số kỹ thuật của nó như thế nào, tất cả những gì bạn cần biết là hiệu suất của nó như thế nào. Nó có thể xử lý các trò chơi yêu thích của bạn ở mức thiết lập cao nhất với độ phân giải bao nhiêu? Chúng tôi so sánh hiệu năng của các VGA bằng cách thử nghiệm với các trò chơi mới nhất, “full setting” và độ phân giải cao nhất. Tốc độ khung hình (pfs) càng cao, hình ảnh càng mượt mà đồng nghĩa với chiếc VGA có hiệu suất càng tốt.

OS-X YOSEMITE:Users:HaiQuynh:Desktop:Ảnh chụp Màn hình 2014-12-20 lúc 8.27.31 SA.png

GPU

Khía cạnh quan trọng nhất của một card đồ họa là chip xử lý đồ hoạ của, hay còn gọi là GPU. Bằng cách xử lý đồ họa riêng biệt không thông qua VGA Onboard, GPU sẽ giảm tải CPU cho máy tính và giúp nó hoạt động nhanh hơn. Card đồ hoạ có xung nhịp cao và dung lượng lớn sẽ mang lại tốc độ không hình cao hơn, nghĩa là hình ảnh sẽ càng mượt mà, chân thực.

OS-X YOSEMITE:Users:HaiQuynh:Desktop:Ảnh chụp Màn hình 2014-12-20 lúc 8.28.34 SA.png

Độ ồn và điện

Nói chung, khi càng có nhiều tác vụ mà VGA phải hoàn thành, nó sẽ tiêu thụ nhiều điện đồng thời toả nhiệt nóng hơn. Do đó, các card đồ hoạ cao cấp thường ăn điện và chạy nóng hơn, nhưng nó cung cấp cho bạn một sức mạnh đáng nể khi dựng hình. Bạn phải xác định rõ nhu cầu của mình để chọn một chiếc VGA cân bằng được lượng điện tiêu thụ. Nvidia làm tốt công việc của nó một cách mạnh mẽ với độ ồn thấp. Card đồ họa AMD thì không được như vậy – đôi lúc nó làm phiền bạn với tiếng ồn khi chạy ở tốc độ cao.

OS-X YOSEMITE:Users:HaiQuynh:Desktop:Ảnh chụp Màn hình 2014-12-20 lúc 8.28.51 SA.png

Công nghệ Render

Hai đối thủ chính trong thế giới card đồ họa là AMD và Nvidia. Mỗi hãng đã phát triển công nghệ dựng hình riêng của mình để xử lý dữ liệu đồ họa. Card đồ họa Nvidia sử dụng lõi CUDA trong khi AMD sử dụng bộ vi xử lý.

OS-X YOSEMITE:Users:HaiQuynh:Desktop:Ảnh chụp Màn hình 2014-12-20 lúc 8.29.30 SA.png

Hai công nghệ này có cùng một mục đích: Đẩy nhanh tốc độ giao tiếp giữa card đồ họa GPU và CPU của máy tính. VGA có càng nhiều lõi CUDA hoặc nhiều bộ vi xử lý, nó sẽ càng nhanh, càng mạnh và giúp ứng dụng cũng như game của bạn chạy một cách mượt mà hơn. AMD và Nvidia cũng đã có những bước tiến lớn trong việc hỗ trợ xử lý 3D trong thời gian qua.

API

Các giao diện lập trình ứng dụng (API) - DirectX, Mantle, OpenGL hoặc OpenCL – cung cấp khả năng tương tác giữa VGA và ứng dụng của bạn. Bạn phải chọn card đồ hoạ tương thích với các API của các chương trình mà bạn muốn chạy. Ví dụ, nếu VGA của bạn chỉ hỗ trợ DirectX 9 và bạn mua một trò chơi hoặc ứng dụng đòi hỏi DirectX 11, bạn phải nâng cấp VGA của bạn để chơi nó.

OS-X YOSEMITE:Users:HaiQuynh:Downloads:img_9442.png

Không có chiếc VGA hoàn hảo nào sử dụng tốt tất cả những mong muốn của người tiêu dùng. Điều quan trọng nhất là phải xác định được chính xác nhu cầu của bạn. Chiếc mới nhất, nhanh nhất chắc hẳn sẽ đắt nhất, nhưng gía trị mà nó mang lại thì không thể đo đếm được.

>> Chọn Laptop cũ, đừng ham card đồ họa rời