Game thủ Việt 33 tuổi gợi ý cách chữa nghiện game, được cả trăm người đồng tình

SmiLe  - Theo Trí Thức Trẻ | 19/08/2016 05:21 PM

Mới đây, trong một bài viết nói về tác hại của game online được đăng tải trên Vnexpress, một độc giả với nickname NAN đã có bình luận về gợi ý cách chữa nghiện chơi game, được hàng trăm người đồng tình.

Mới đây, trong một bài viết nói về tác hại của game online được đăng tải trên Vnexpress, một độc giả với nickname NAN đã có bình luận về gợi ý cách chữa nghiện chơi game, được hàng trăm người đồng tình.

Điều đáng chú ý rằng thay vì khuyên gia đình thực hiện hành vi cấm đoán, ngăn chặn bằng với cách việc chơi game online thì độc giả này lại khuyên rằng gia đình không nên thực hiện các biện pháp quá cực đoan để ngăn cấm, vì độ tuổi của người chơi còn nhỏ nên chưa có được nhận thức đúng đắn.

Thay vào đó, để cai nghiện game thì nên có những biện pháp kiểm soát từ từ, kết hợp khuyên bảo và đặc biệt là vẫn nên để cá nhân có cơ hội đi học, vừa có thể giao tiếp với xã hội, vừa không phải bỏ lỡ việc học hành chứ không phải là các hình thức cách ly.


Game thủ Việt 33 tuổi gợi ý cách chữa nghiện game, được cả trăm người đồng tình

Game thủ Việt 33 tuổi gợi ý cách chữa nghiện game, được cả trăm người đồng tình

Dưới đây là gợi ý của độc giả NAN về biện pháp cai nghiện game:

"Tôi năm nay 33 tuổi, chơi game online cả thời trai trẻ, nói chính xác hơn là nghiện game online cả thời cấp 3 và đại học và đến bây giờ tôi vẫn còn chơi để giải trí. Tôi không bao biện cho các tác hại của game online vì tôi quá hiểu điều này. Tuy nhiên, những ai chưa ghiện game hoặc chưa từng chơi game quên ăn quên ngủ thì sẽ không hiểu được suy nghĩ của những người ghiện game ("gamer"), nếu phân tích hết thì rất dài, nên với kinh nghiệm một người đã và đang chơi game nhưng vẫn có công việc tốt, gia đình ổn định, tôi chỉ cho em cách quản lý và giúp em trai em khá hơn:

Giải pháp

1. Đáp ứng nhu cầu chơi game vì càng ngăn cản, cấm đoán càng phản tác dụng và vô tình sẽ đẩy em nó ra xa khỏi tầm quản lý. Nên để em nó chơi game trong tầm kiểm soát và quản lý bằng cách có máy tính (hoặc điện thoại) đủ mạnh và mạng internet ở nhà. Việc này giảm thiểu tiền khi ra tiệm chơi và có thể quản lý cũng như giảm tác hại đến sức khỏe vì ở nhà vẫn thoải mái hơn và đồ ăn nước uống vẫn đầy đủ hơn ở tiệm game;

2. Vẫn cho tiền em nó tiêu xài, dù ít hay nhiều thì vẫn nên có vì không phải chơi game ở nhà là không cần tiền làm gì nữa. Cho tiền trong tầm kiểm soát luôn có tác dụng tích cực so với không cho đồng nào để hạn chế chơi game:

3. Phải đi học, dù học ít học nhiều, cúp học hay lười học vẫn phải đi học vì đây là mối quan hệ xã hội giúp em nó có cái khác để nghĩ đến ngoài việc chơi game và đây cũng là điều cần thiết để em nó nhận ra các tác hại khi có đủ suy nghĩ;

4. Nếu có thể một người nào đó thích hợp trong gia đình nên hỏi thăm chia sẽ việc chơi game. Việc chia sẽ, khuyên bảo ăn uống, ngủ nghĩ điều độ sẽ giúp gamer mau nhận ra tác hại của game hơn là việc suốt ngày trách móc, la mắng;

5. Đến 1 độ tuổi, sớm muộn tùy người nhưng thường là khoản 22-24t sẽ nhận thấy tương lai mù mịt vì khi đó sẽ hiểu ra là không có game nào là chơi vĩnh viễn, một game online thường có độ tuổi 2-3 năm là thịnh hành sau đó sẽ chết dần vì vậy gamer luôn chuyển qua game mới theo phong trào và theo bạn bè, chuyển vài lần như vậy sẽ nhận ra là tiền bạc, công sức đầu tư vào 1 game rồi chơi xong cũng bỏ là rất vô nghĩa. Ngoài ra, gamer sẽ thấy bạn bè học cùng người đi làm, người cưới vợ, .... còn mình vẫn chơi game và xin tiền gia đình, khi đó là lúc gamer sẽ thay đổi.

6. Ghiện game là cái ghiện có thể quay đầu làm lại, vì vậy đến lúc em trai em nhận ra và bắt đầu làm lại em nó sẽ tốt hơn. Không có gì đảm bảo là sẽ thành ông này ông kia, giàu có hay đại loại thế nhưng ít nhất vẫn sẽ có nghề nghiệp, có gia đình ổn định, tuy mất khá nhiều thời gian, chậm hơn người khác rất nhiều nhưng vậy là ổn rồi.

Tóm lại, là đừng khuyên gamer bỏ game mà nên giúp họ được chơi game và trong quá trình đó sự quan tâm của gia đình sẽ giúp họ nhận ra các tác hại, từ đó gamer sẽ thay đổi, chậm nhưng không có nghĩa là thất bại".

Rõ ràng rằng hiện nay, chơi game đang là một hình thức giải trí phổ biến và tiện lợi, cũng như đem lại sự thư giãn cho nhiều người sau những giờ làm việc, hay sau những giờ học căng thẳng. Thật vậy, vẫn còn rất nhiều người chơi game một cách lành mạnh, cân bằng được giữa cuộc sống ảo và cuộc sống thật, chứ không quá sa đà vào các trò chơi điện tử.