Trung Quốc đang ép giá bán game sang Việt Nam?

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 13/01/2013 04:12 AM

Đó là hệ quả của việc họ thâu tóm gần như hoàn toàn thị trường.

Mới đây, ông Trần Minh Hảo, một người làm việc khá lâu năm trong làng game Việt đã có nhiều đúc rút về tình hình thị trường MMO Trung Quốc lẫn nội địa. Theo đó, Trung Quốc đang bán game sang Việt Nam với giá ngày càng tăng dần, trong khi chi phí sản xuất của họ lại giảm xuống khá nhiều.
 
Trung Quốc đang ép giá bán game sang Việt Nam? 1
 
"So với 2011, chúng ta dễ dàng thấy lượng webgame tràn ngập thị trường VN trong 2012. Với mức giá bán bản quyền cho các cty VN trung bình từ 50k-120k USD cho webgame và cao hơn nữa cho Client game, China đã giảm nhẹ rất nhiều gánh nặng chi phí sản xuất game...
 
... Có lẽ ít người biết rằng để copy 1 webgame thì các đội phát triển game chỉ cần từ 3-5 tháng với chi phí bằng với số tiền bán bản quyền sản phẩm đó cho chỉ thị trường VN, nói cách khác là chúng ta đang mua game với giá rất cao, một phần của hiện tượng này được người trong ngành game quy cho sự thiếu liên kết hợp tác với nhau giữa các nhà phát hành VN dẫn đến bị nâng giá sản phẩm lên quá cao", ông cho biết.
 
Từ bằng chứng trên, có thể thấy rõ kinh phí làm 1 sản phẩm game mà các công ty Trung Quốc bỏ ra đang giảm dần nhưng giá bán cho đối tác VN chỉ có tăng chứ không giảm, nhất là khi họ đang thâm nhập thành công vào thị trường VN.
 
Trung Quốc đang ép giá bán game sang Việt Nam? 2
 
Cũng theo ông Hảo, so với những năm trước, các cty China chuyển dần từ bán bản quyền sản phẩm sang trực tiếp mang sản phẩm sang VN vận hành. Sự dịch chuyển này do các yếu tố như nền móng phát triển của MMO tại thị trường nội địa đã khá vững chắc (không cần phải lo lắng mày mò quá nhiều về các vấn đề payment, lao động chuyên môn, cộng đồng game thủ, công cụ đo lường). Hai là sự xiết chặt đối với ngành game khiến họ dễ dàng thâm nhập vào thị trường VN thông qua việc phát hành game không giấy phép.
 
"Game Client tuy bị dự trù thất thế nhưng thật chất sộ liệu cho thấy nó vẫn là lá cờ đầu và mang về phần lớn doanh thu cho ngành game China khi chiếm đến 74,85% tổng doanh số. Trong 2012, các chỉ số của game client cho thấy ARPU tuy tăng như PU lại giảm. Dự kiến doanh số của game client sẽ đi vào ổn định vào 2014 với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 10% mỗi năm", ông Hảo cho biết thêm.
 
Tuy nhiên khi dự đoán về ngành game Việt năm 2013 thì vị này vẫn cho rằng webgame sẽ tiếp tục thống lĩnh thị trường. Một trong số đó là do tiến bộ của Webgame trong đồ họa và cách chơi, có nhiều game có đồ họa và nội dung đồ sộ gần bằng Client Game, trên cơ bản là một số webgame có thể đáp ứng mong đợi của những game thủ khó tính vốn chuộng Client Game hạng tốt.
 
"Ngay đến Trường Tồn còn làm cổng game thì không khó thấy những nơi có traffic tốt sẽ tận dụng làm cổng game trong 2013 này, và tích hợp tốt cho các cổng game vẫn sẽ là webgame", bài viết kết luận.
 
Đọc bài viết đầy đủ tại Facebook.