Soi lại số phận các game "nước ngoài - bản Việt"

Nghi Lâm  | 17/05/2011 0:00 AM

Tính đến lúc này, đã có tổng cộng "6.5" sản phẩm thuộc thể loại đặc biệt này tại Việt Nam.

Trước 2010, có lẽ khái niệm "game nước ngoài phiên bản Việt" vẫn còn hết sức xa lạ với game thủ Việt Nam. Lúc bấy giờ thị trường nội địa chỉ tồn tại 2 thể loại MMO chính, đó là game phát hành chính thức và game... lậu (tức private server). Thế nhưng với sự biến động quá nhanh và khắc nghiệt, ứng viên thứ 3 đã ra đời với tính chất pha trộn của cả 2 thể loại trên.
 
Hãy cùng soi lại "số phận" tính cho tới thời điểm hiện tại của series các "game nước ngoài phiên bản Việt" trong lịch sử MMO nước nhà. Đặc điểm chung của chúng là tên miền .com hoặc .net chứ không thuộc bất kỳ dịch vụ của NPH nào trong nước.
 
Requiem Online
 
Là cái tên đầu tiên xuất hiện trong danh sách, Requiem Online mở đầu cho xu hướng "game nước ngoài phiên bản Việt" ngay từ đầu năm 2010. Tham vọng của tập đoàn Asiasoft là phát hành một MMORPG với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có Việt Nam để phục vụ khách hàng khu vực Đông Nam Á.
 
 
Được truyền thông khá tốt giai đoạn đầu và thu hút nhiều người chơi vì Cabal mới đóng cửa, thế nhưng chỉ sau 1, 2 tháng đi vào vận hành, lượng tín đồ ảo đến từ dải đất hình chữ S đã giảm trầm trọng. Thậm chí gamer một số nước như Singapore, Thái Lan còn đòi tẩy chay gamer Việt vì nạn spam nhảm.
 
Rốt cuộc, ngay cả ngôn ngữ tiếng Việt cũng không bao giờ được hoàn thiện cho Requiem, trò chơi đi vào bóng tối và bặt vô âm tín. Dư âm của nó có chăng chỉ là công lao mở đường cho "kiểu" phát hành mới mà thôi.
 
Trung Hoa Anh Hùng
 
Ban đầu được tung hô như MMORPG chiến lược nhất của VTC Game năm 2010, thế nhưng giai đoạn khó khăn đột ngột ập đến đã khiến Trung Hoa Anh Hùng (hay Thần Long Huyết Kiếm) không thể phát hành chính thức tại Việt Nam. Cuối cùng game xuất hiện dưới dạng "game nước ngoài phiên bản Việt".
 
 
Nếu như Requiem Online khai sinh ra kiểu phát hành mới, thì TLHK lại là người đầu tiên đặt cho nó cái tên "nước ngoài - bản Việt" thông qua chiến dịch quảng bá trên fansite. Rốt cuộc trò chơi cũng mở cửa thành công với lượng người chơi rất lớn, code test phát ra bao nhiêu cũng hết.
 
Tuy nhiên điểm yếu chí mạng ở khâu đường truyền, tình trạng lag, dis diễn ra thường xuyên đã lấy đi không ít fan hâm mộ TLHK thời gian qua, thậm chí có lúc người ta tưởng chừng như nó bị bỏ ngỏ hoàn toàn. Để khắc phục điều ấy, sắp tới đây game sẽ ra mắt phiên bản và server mới vào đầu tháng 06 với nhiều cải tiến nhằm lấy lại vị thế.
 
Loong Online
 
Bẵng đi nhiều tháng, mãi tới đầu 2011 thành viên tiếp theo của đại gia đình "game nước ngoài phiên bản Việt" mới xuất hiện, đó chính là Loong Online (hay Thần Long Xuất Thế). Cũng giống như TLHK, cơn khát MMORPG 3D cộng với bối cảnh thuần kiếm hiệp Trung Hoa đã khiến Loong trở nên đình đám nhanh chóng.

 
Thời gian qua, sau ngày đầu mở cửa sập server ra thì game vận hành khá tốt với lượng người chơi luôn ở mức cao, tình trạng lag, dis tuy có nhưng không nhiều. Dẫu vậy, game bị chê là điều khiển khó (chủ yếu vì đòi hỏi làm nhiệm vụ tìm tòi công phu) và dịch thuật chưa tốt.
 
Một vấn đề đang được bàn cãi sôi nổi tiếp theo là hiện tại, Loong Online vẫn chưa có... Auto và chính điều này đã khiến cho nhiều gamer kêu than vì phải dành quá nhiều thời gian ngồi bên máy. Tuy nhiên, ý kiến này nhanh chóng đã gặp phải địch thủ khi nhiều gamer khác cầu xin NPH đừng tung ra auto cũng như nghiêm cấm các loại phần mềm ngoài luồng can thiệp vào trò chơi.
 
Tam Quốc Truyền Kỳ
 
Sau Loong, Tam Quốc Truyền Kỳ là MMO kiểu "nước ngoài - bản Việt" tiếp theo chào sân ngày 10/05 vừa qua, hiện tên miền của TQTK vẫn là .com chứ không trực thuộc NPH nào cụ thể.
 
 
Trong số loạt webgame ra đời vào quý 2 thì sản phẩm này ra mắt đầu tiên, nó lại không gặp sự cạnh tranh vì Vương Triều Chiến của OneWorld phải tới 27/05 mới chào đời. Có lẽ vì thế mà lượng người chơi TQTK rất đông đảo (1 vạn CCU sau ngày đầu mở cửa), đây là điều khá bất ngờ vì dường như thể loại webgame chiến thuật đã đi vào bão hòa.
 
Theo nguồn tin riêng thì lượng CCU của trò chơi đã tăng thêm nhiều sau vài ngày gần đây, có điều NPH đang đứng trước vấn nạn lag vì đông người đăng nhập cùng lúc. Ngoài ra không thấy có mấy chê trách về gameplay của TQTK.
 
Tiên Kiếm
 
Chỉ ra mắt sau Tam Quốc Truyền Kỳ có 1 ngày, Tiên Kiếm được đồn thổi là webgame thứ 3 của xGo sau Thần Bài Cửu Đỉnh, thế nhưng không hiểu sao nó lại lấy tên miền .net thay vì .xgo.vn. Vì thế hãy tạm xếp nó vào bản danh sách đặc biệt này.
 
 
Lấy cốt truyện tiên hiệp làm căn bản, điểm nhấn chính của Tiên Kiếm là đánh vào sở thích võ thuật Trung Hoa trước nay của gamer Việt Nam. Thế nhưng giai đoạn quảng bá hụt hơi hẳn so với đàn anh Thần Bài khiến nó mở cửa trong lặng lẽ và rơi vào khoảng trống "chết người" giữa TQTKDragonica.
 
Hiện tại, theo ghi nhận lượng người chơi webgame này không nhiều, một phần do lối chơi turn-base RPG vốn đã khó thành công tại thị trường nội địa. Ngoài ra khách hàng cũng bị hút vào quá nhiều sản phẩm cạnh tranh thời gian qua.
 
Dragonica
 
Được đánh giá là MMORPG nổi bật nhất quý 2, Dragonica (hay Kiếm Rồng) gây sốt không kém gì Loong Online hay Trung Hoa Anh Hùng trước đó. Đây cũng là game online tiếng tăm tầm cỡ thế giới đầu tiên về Việt Nam sau gần 2 năm trời (kể từ khi Granado Espada Atlantica cập bến năm 2009).
 

 
Đạt 1 vạn CCU sau 3 ngày mở cửa, có thể nói lượng người chơi Dragonica ở mức cao ngất ngưởng, đặt trò chơi trong tình trạng lag, dis trầm trọng. Trước tính tình ngày NPH đã phải mở thêm server mới cách đây 1 ngày, có điều game vẫn bị chê bởi khâu dịch thuật có phần thiếu sót.
 
Còn quá sớm để có thể nói trước được điều gì về tương lai "Kiếm Rồng" tại Việt Nam, thế nhưng với việc đối thủ Elsword còn chưa ra đời thì nó vẫn yên tâm một mình một ngựa thẳng tiến trong thời gian tới.
 
Hiệu Lệnh Thiên Hạ
 
Chỉ mới được công bố sơ khởi, thế nhưng Hiệu Lệnh Thiên Hạ của Todagame - NPH mới toanh tại Việt Nam đã gây ra scandal liên quan tới NPH OneWorld, trước khi đại diện hãng tuyên bố không lừa lọc gamer nội địa.
 
 
Với việc trang teaser của Thiên Hạ đang lấy tên miền .todagame.com (chứ không phải .todagame.vn), đồng thời trụ sở Todagame ở đâu còn... chưa ai biết, thế nên trò chơi đang chiếm nửa suất trong danh sách "game ngoại bản Việt". Nói cách khác, đã có tổng cộng "6.5" MMO kiểu đặc biệt này về Việt Nam.
 
Theo hứa hẹn phía Todagame thì Thiên Hạ đang trong giai đoạn Việt hóa và sẽ ra mắt trong tháng 05, chúng ta hãy cùng chờ xem số phận của nó ra sao.