Những loại binh khí nổi tiếng nhất trong Tam Quốc

SuSu  - Theo Trí Thức Trẻ | 01/08/2015 02:00 PM

Bát Quái Quần Hùng
06/08/2015 NCB: Trung Quốc NPH:

Tam Quốc là thời kỳ phân tranh giữa 3 thế lực lớn là Ngụy – Thục – Ngô, đây là một trong những thời kỳ đẫm màu nhất và cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Picture 1

Lịch sử chứng minh chiến tranh là sự thúc đẩy đỉnh cao của khoa học kỹ thuật quân sự, hàng trăm loại vũ khí được nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng để một thế lực giành lợi thế trên chiến trường so với đối thủ. Thời kỳ Tam Quốc diễn ra trong thời gian ngắn nhưng tại đây đã sản sinh ra hàng loạt vị tướng huyền thoại sử dụng các loại binh khí được coi là đỉnh cao kỹ thuật lúc bấy giờ.

Những loại binh khí đó đều xuất hiện trong teaser bí ẩn của một tựa game liên quan đến thời kỳ Tam Quốc tại địa chỉ http://batquai.vigo.vn/teaser. Hãy cùng xem những loại binh khí đó là gì?

7. Song Thiết Kích

Song Thiết Kích thường được sử dụng theo cặp, đúc nguyên khối, ngắn nhưng chắc, quanh thân được làm theo dạng khấc, mũi nhọn nhưng không sắc. Do thiết kế ngắn dạng khối nên lực tác động khi đánh đối thủ là cực lớn, nếu trúng đòn, đối thủ sẽ dập vỡ toàn bộ phần cơ thể bị hứng đòn. Sử dụng Song Thiết Kích dễ thủ, linh hoạt, ra đòn nhanh tuy nhiên phải có lực tay cực lớn, thua thiệt so với các loại binh khí dài, tầm xa.

6. Tam Tiêm Thương

Tam Tiêm Thương được mô phỏng thao loại binh khí trong truyền thuyết của Nhị Lang Thần (sẽ xuất hiện trong Bát Quái Quần Hùng) do Giao Long ba đầu hóa thành. Cây thương này phần đầu được làm to, mài sắc hai cạnh, đầu của thương được chẻ làm ba. Với thiết kế như vậy người sử dụng có thể bổ mạnh uy hiếp đối thủ, móc gây hoảng sợ, kẹp vũ khí và có thể đâm làm đối thủ ngã ngựa. Trng Tam Quốc, Tam Tiêm Thương được Khương Duy sử dụng.

5. Bát Xà Mâu

Bát Xà Mâu là binh khí được Trương Phi sử dụng, theo mô tả đây là cây Mâu dài, lưỡi được uốn lượn như thân rắn, đầu được mài sắc, mô phỏng rắn đang há mồm. Bát Xà Mâu thường được sử dụng để đâm, chém ngang với tốc độ cao. Ngoài ra còn được sử dụng để bổ và trượt dọc thân vũ khí của đối thủ nhằm buộc đối thủ phải buông vũ khí.

Người sử dụng Bát Xà Mâu phải kết hợp được sức mạnh và sự nhanh nhẹn, khả năng ứng biến trong mỗi trận đấu tốt. Như đã thấy Trương Phi khi sử dụng thường thường dồn sức mạnh để đâm, bổ, chém ngang, cộng với một số thủ thuật gây sức ép tâm lý khiến đối thủ phân tâm để đưa ra đòn kết liễu nhanh chóng.

4. Thanh Long Yển Nguyệt Đạo

Thanh Long Yển Nguyệt Đao hay còn gọi là "Thanh Long Đao" vốn là một cây đại đao được Thánh Võ Quan Vân Trường, một viên tướng nổi tiếng đời Tam Quốc sử dụng để đánh đông dẹp bắc, tạo nên những chiến công rực rỡ được ghi vào sử sách. Nghe nói hoàng đế Quang Trung (Việt Nam) cũng đã sử dụng cây đại đao này nhưng với trọng lượng nhẹ hơn để phù hợp với thể tạng của ông.

Qua đó ta thấy đại đao chính là một vũ khí quan trọng được sử dụng trên chiến trường thời xưa. Do cây đao khi múa lên trông giống như hình tượng dũng mãnh đầy biến hóa của con rồng cho nên cây đại đao được gọi là "Thanh Long Đao" hay "Thanh Long Yển Nguyệt Đao". Trên lưỡi cây đao này cũng thường được khắc hình tượng con rồng với vầng mặt trời chính là để thể hiện cho điều này. Để thể hiện được sự dũng mãnh và biến hóa đó, người tập phải có một sức khỏe tốt, một tinh thần tỉnh táo, vững vàng điềm tĩnh.

3. Phương Thiên Họa Kích

Phương Thiên Họa Kích được coi là binh khí bất ly thân của Lữ Bố, đã cùng ông chinh chiến trên khắp các chiến trường lớn nhỏ, cùng với ngựa Xích Thố, ông chưa bao giờ chiến bại trong các trận tay đôi. Đây là được coi là loại binh khí kết hợp của Mâu, Việt và Câu, vì vậy người sử dụng phải có kỹ năng chiến đấu đa dạng, thành thạo các loại võ nghệ và có một sức khỏe toàn năng.

Với cây Phương Thiên Họa Kích, người sử dụng có thể đâm, kẹp và giật để đoạt vũ khí đối phương, bổ từ trên xuống hoặc có thể sử dụng chuôi kích để gây sát thương cho địch. Với sự đa năng như vậy, đây chính là loại vũ khí khó sử dụng nhưng cũng đa năng nhất trên chiến trường.

2. Nỏ Liên Châu

Nỏ Liên Châu là phát minh đỉnh cao của Không Minh. Thời tam quốc, quân Ngụy của Tào Tháo rất giỏi kỵ binh, để đối phó với kỵ binh nước Ngụy, Gia Cát Lượng đã từ nỏ nguyên gốc cải tiến ra loại nỏ liên châu mà ngày xưa quen gọi là nỏ Gia Cát. Loại nỏ này tên được làm bằng sắt, dài 8 tấc, mỗi nỏ bắn liên tiếp ra 10 mũi tên, nỏ này còn được gọi là nỏ Thôi Sơn, uy lực mạnh mẽ và được xem là binh khí hàng đầu lúc bấy giờ, khiến quân đội nước Ngụy khiếp sợ trong thời gian dài.

1. Đàn

“Đàn” không phải là một loại vũ khí gây sát thương trực tiếp, nhưng trong Tam Quốc đàn lại được coi là một loại binh khí không gây sát thương, có khả năng đánh đuổi cả một đội quân hùng hậu. Còn nhớ khi Gia Cát Lượng bị Tư Mã Ý vây thành, trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, Gia Cát Lượng ngồi trên thành bình thản gảy đàn, khi nghe âm luật và nhìn phong thái bình tĩnh, Tư Mã Ý đã phải đứng lại nghe, sau đó run sợ mà phải rút quân.

Tuy là một tích truyện hư cấu được La Quán Trung thêm vào, nhưng điều nay cũng thể hiện rõ nét bản lính, trí thông minh vượt trội của Gia Cát Lượng trong xã hội đương thời.

Để xem chi tiết các loại binh khí vui lòng truy cập: http://batquai.vigo.vn/tearser

Link fanpage: https://www.facebook.com/BatQuaiQuanHung