Lối đi nào cho game thủ “chuyên cày” hiện nay?

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 29/05/2015 03:36 PM

Ngày nay, cộng đồng game thủ cày cuốc đang rất hoang mang với thị trường game bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

“Cày game”, một thuật ngữ quá đỗi quen thuộc trong cộng đồng game thủ Việt Nam nhưng không còn quá hấp dẫn ở thời điểm hiện tại. Với một thị trường game tạp nham hiện nay, để tìm được một tựa game lâu dài, người chơi cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố, đặc biệt là thể loại game và nhà phát hành.

Một ví dụ cụ thể như dù hồi sinh Thiên Long Bát Bộ và Võ Lâm Truyền Kì 1, cách thức kinh doanh và phong trào cũng đã khác. Chúng ta cùng nhìn lại những nguyên nhân khiến game thủ không còn mặn mà với cày game như trước nữa.

cover.jpg

I. Chỉ Client Game mới xứng tấm, Webgame, Mobile Game chưa đủ trình

Một tâm lí ăn sâu vào rất nhiều game thủ khó tính trên mảnh đất hình chữ S. Bởi Clients Game dù nặng, dù phức tạp nhưng chúng có cốt truyện, lối chơi, đồ họa, giao diện,… vô cùng đặc sắc, thoải mái cho cộng đồng game thủ có thể trải nghiệm những giây phút thoải mái nhất cùng những người chiến hữu của mình. Ngoài ra, các nhà phát hành Game Clients thường có một vị thế nhất định nên họ có thể đầu tư, quan tâm tới giới game thủ nhiều hơn, tạo cảm giác yên tâm nhất định.

Ngược lại, Webgame và Mobile Game thiên về phần đơn giản, dễ tiếp cận người sử dụng và có thể phục vụ cộng đồng game thủ mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống. Không chỉ vậy, 2 thành phần này còn đánh sâu vào tâm lí cả thèm chóng chán của người chơi bởi họ biết không thể gắn bó với tựa game này lâu dài. Vì vậy, Dân cày không hề ưa Webgame và Mobile Game một chút nào bởi họ có thời gian, họ có tiền bạc, họ muốn khẳng định vì thế của mình chứ không đơn thuần là giải trí.

140818-thanh-nien-game-webgame-01.jpg

Webgame chưa đủ tầm để "Dân Cày" quan tâm.

II. Nhà phát hành hút máu game thủ

Khác hẳn với việc quan tâm tới cộng đồng game thủ ngày xưa, chính sách nhà phát hành game ở Việt Nam đang có vấn đề nghiêm trọng bởi nhiều lí do. Thứ nhất, do đang ở giai đoạn thị trường game hỗn loạn, nhà phát hành không dám đảo bảo tương lai chắc chắn cho tựa game mình đã chọn nên nếu quan tâm tới cộng đồng, doanh thu kiếm về không hề cao.

Do đó, chính sách của họ thiên về “ăn sổi”, kinh doanh trước rồi mới quan tâm tới game thủ sau. Điển hình, những sự kiện “hút máu” game thủ liên tiếp xảy ra, đặc biệt là “trào lưu mở Server mới hàng loạt hoặc ra hàng loạt sự kiện nạp thẻ”.

huyen-thoai-anh-hung-mo-server-moi-mung-cap-quang-bien-duoc-khoi-phuc-.jpg

Sever mới mở - Hình thức hút máu của nhà phát hành.

Ngoài ra, khi nghe tin các game cũ đã từng náo loạn thị trường game khoảng 5-7 năm qua như MU, Võ Lâm Truyền Kì 1, Thiên Long Bát Bộ hồi sinh, cộng đồng game thủ của chúng ta vui mừng khôn xiết để ôn lại những kĩ ức của tuổi thơ. Tuy nhiên, chỉ khi nhận được những “hung tin” từ nhà phát hành, họ mới ớ người ra mình đơn thuần là một con hàng mà thôi, kí ức xưa mãi xa rồi.

227201227_2_2012_tlbbdongduc.JPG

Xa rồi thời hoàng kim - Thiên long bát bộ.

III. Phong trào chơi game cũng đang đi xuống

Còn nhớ thời Võ Lâm Truyền Kì, Thiên Long Bát Bộ náo loạn thị trường game, phong trào chơi game lan rộng khắp các vùng trên toàn cả nước. Người này đua người kia, bang này ganh tị với bang kia khiến trào lưu ngày càng phát triển, người chơi tìm đến một bến đỗ thích hợp, tụ họp bạn bè đoàn kết chống lại kẻ mạnh.

Gần như hồi đó, thị trường chỉ có 1-2 game độc tôn, các game khác khó có thể phát triển hơn được. Với những người yêu game, chúng chính là một thời tuổi thơ vô cùng dữ dội không thể nào quên, đặc biệt với sinh viên, người đi làm ở thời điểm hiện tại.

imba2-ccd06.jpg

Mỗi người một việc - Tiệm net hiện nay.

Hiện tại thì sao, các game thủ đang không còn giữ được “hào khí” năm nào cùng những chiến hữu bên mình. Thiếu đi phong trào, mọi người cũng không thể tìm được mục tiêu riêng khi gia nhập thế giới ảo. Còn nhớ năm nào chúng ta cùng ngồi cạnh nhau cày game thâu ngày thâu đêm, chém gió trên giời dưới đất và ấn tượng nhất chính là sát cánh cùng PK kẻ địch.

IV. Cạnh tranh gay gắt với các mảng game khác

Game Online vẫn giữ được những bản sắc riêng của nó nhưng do có quá nhiều mảng khác đan xen vào thị trường, chúng bị “bỏ bê, phớt lờ” bởi khá nhiều người chơi. Điển hình như các tựa game MOBA như DOTA, DOTA 2, Liên Minh Huyền Thoại,…, chúng làm cộng đồng game thủ Việt bước đi theo một hướng khác. Dù nắm tới 50-60% người chơi ở Việt Nam, các tựa game MOBA làm tính cách thay đổi, văn hóa cũng tệ đi, bản chất ăn thua cũng lớn dần theo.

20140912055653a0dvzi1utszo51to.jpg

MOBA game thay đổi toàn bộ tính cách game thủ.

Ngoài ra, các game Mobile cũng làm loãng thị trường game rất nhiều kể từ khi công nghệ phát triển theo thời gian. Quả thật trong khoảng thời điểm này, để tìm được một tựa game tâm huyết gắn bó, người chơi phải tốn không ít thời gian cân nhắc. Mới đây, Võ Lâm Truyền Kì 1 hồi sinh trong tay VNG nhưng có vẻ đi theo đường kinh doanh nhiều hơn trước rất nhiều. Bao giờ “Dân cày” của chúng ta mới có thể tìm lại thời hoàng kim như xưa đây?

1-langgame-1-519bf-1418117497073.jpg

Con đường nào cho "dân cày" bây giờ?

 >> Game thủ bày trò stream game 18+ bị Twitch ban thẳng cổ