Làng game Việt Nam cần làm gì trong 6 tháng cuối năm?

Nút Chuối  - Theo Trí Thức Trẻ | 22/07/2014 0:00 AM

Bên cạnh những khởi sắc trong 06 tháng đầu năm 2014, làng game Việt nửa cuối năm vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết tận gốc.

Thời gian luôn là thứ vô cùng khắc nghiệt. Đối với làng game Việt cũng vậy, năm 2014 của chúng ta đã trôi qua được gần một nửa. Trong những tháng đầu năm, chúng ta đã được chứng kiến một làng game Việt có những thay đổi, cả theo nghĩa tích cực lẫn tiêu cực.

Băng Hỏa Phá Hoại Thần - Webgame 3D của Perfect World về Việt Nam

Dĩ nhiên, nếu xét về tổng thể, thì với chuyển động của thị trường cũng như những bom tấn đã, đang và sẽ ra mắt làng game Việt trong thời gian tới đây, thì chúng ta có thể tin tưởng vào việc thị trường game trong nước đang có những chuyển biến ngày một tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những khởi sắc trong 06 tháng đầu năm 2014, làng game Việt nửa cuối năm vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết tận gốc.

Chủ động đẩy mạnh chất lượng game tự phát triển

“Người Việt dùng hàng Việt”, câu nói đã quá nổi tiếng và quá quen thuộc đối với bất kỳ người Việt Nam nào. Bản thân game thủ Việt nào khi nói đến một tựa game made in Vietnam chắc chắn cũng sẽ cảm thấy tự hào xen lẫn hy vọng. Chơi game Việt là điều ai cũng muốn, thế nhưng nếu chất lượng game Việt Nam tự sản xuất quá thấp, e rằng niềm tin của game thủ cũng theo đó mà suy giảm.

Thị hiếu game mobile chết não và hệ quả xấu cho tương lai làng game Việt 2

Tuy nhiên trong thời gian qua, nối tiếp thành công của Flappy Bird, các Studio game mobile trước đây nhận ra rằng, nhu cầu giải trí trên điện thoại khác khá xa máy tính, và phần lớn game thủ điện thoại cần thứ gì đó giải trí nhanh gọn, có tính thử thách và đặc biệt là không cần động não quá nhiều. Flappy Bird đặc biệt thành công cũng 1 phần vì lỗi chơi hoàn toàn không cần động não tư duy và đặc biệt là hoàn toàn không có cốt truyện.

Việc làm game không cốt truyện cũng cắt giảm đi rất nhiều thời gian và công sức của Studio, bớt được công đoạn viết kịch bản là công đoạn đòi hỏi sự sáng tạo rất nhiều. Nhờ đó các nhà phát triển tập trung được thời gian để đầu tư làm ra game nhanh hơn.

C:\Users\Administrator\Desktop\Vua Thu Thanh\Mobile-Game-Marketing.jpg

Chính nhờ những ưu điểm không thể chối cãi này mà game mobile Việt ngày nay liên tục nở rộ và phát triển một cách vô hướng đặc biệt là gần như tất cả các game do các studio trong nước tự phát triển phải có tới 80% hoặc cao hơn là những game không có cốt truyện hoặc là game không có tư duy.

Về lâu về dài, việc lạm dụng cách làm game như thế này sẽ khiến cho làng game Việt giống như một "nồi lẩu" tạp pín lù, không có được những sản phẩm chất lượng.

Từ bỏ những cách quảng bá game phản cảm

Đây lại là một trong những vấn đề đã nhức nhối từ lâu tại làng game Việt. Kỳ thực càng ngày càng có nhiều NPH khai thác kiểu quảng bá game đáng lên án như thế này, giống như một trào lưu vậy. Thậm chí, mức độ "hở" và dung tục của những quảng cáo game đã ngày một tăng cao trong thời gian qua.

C:\Users\PC3\Dropbox\Cty VTC\Truyền Thông\Bài truyền thông\Lộ diện hot girl ngực khủng đe dọa ngôi vị của Linh Miu\Lộ diện hot girl ngực khủng đe dọa ngôi vị của Linh Miu\6.jpg

Nếu tình trạng này không suy giảm, các NPH vẫn cố gắng vin vào những hình ảnh mát mẻ để câu kéo người chơi, thì cả các nhà phát hành lẫn toàn bộ làng game Việt sẽ chịu ảnh hưởng.

Cái tác hại trực tiếp của cách quảng bá game như thế này thậm chí còn lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng đem lại cho một NPH hay một tựa game.

Thí Tiên tung ảnh nóng của hot girl Trang Anna trước ngày ra mắt

Đó chính là cái nhìn của cộng đồng vào bộ mặt của game online Việt Nam. Chẳng lẽ những tựa game được đầu tư công phu, mua về với số tiền lên đến 10 con số mà lại phải sử dụng những chiêu trò như thế này để quảng bá? Chưa kể, cách làm như thế này của các nhà phát hành rất dễ khiến cho xã hội ngộ nhận về game online, khía cạnh vốn đã không có được sự quan tâm tích cực cần thiết.

Không để người hâm mộ chờ đợi

Ngay từ cuối năm 2013, thông tin của hàng loạt những game online mới đã được các nhà phát hành game online Việt Nam công bố. Điều này khiến cho cộng đồng game thủ Việt vừa cảm thấy háo hức lại vừa "sung sướng" vì cuối cùng họ cũng đã được trải nghiệm những tựa game mơ ước ngay tại làng game Việt.

5 điều game Việt cần làm trong 6 tháng cuối năm 2013 4

Thế nhưng ngay sau đó là một khoảng thời gian tĩnh lặng đến đáng sợ. Trong khoảng thời gian mà các NPH vẫn chưa thể có được điều kiện hợp lý để tung ra những quân bài chiến lược vẫn còn đang ấp ủ, thì người hâm mộ lại vẫn phải chấp nhận sống chung với webgame.

Từ đó, không ít các nhà phát hành vừa và nhỏ tại Việt Nam đã sử dụng những webgame chất lượng thấp làm công cụ tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi đó thì để "chờ thời cơ", những hãng game lớn tại Việt Nam cũng lại dùng webgame 2D và 3D để "sống qua ngày".

Webgame - Công cụ chờ thời của các hãng game Việt? 6

Hãy nhìn nhận lại vấn đề từ phía các nhà phát hành game online Việt Nam. Ở thời điểm nửa đầu năm 2014, khi học sinh, sinh viên, đối tượng khách hàng chính của nhiều game online vẫn chưa được bước vào kỳ nghỉ, thì những Đao Kiếm 2, Kingdom Under Fire II, cũng như nhiều bom tạ bom tấn khác vẫn chưa thể tìm được thời cơ chín muồi để ra mắt tại làng game Việt.

Tuy nhiên khoảng thời gian nửa cuối năm nay sẽ là thời điểm không ít những game online đình đám có thể ra mắt. Chính vì thế thay vì giữ kín thông tin, các NPH cũng không nên "thử" tính kiên nhẫn của cộng đồng game thủ hâm mộ làm gì.

>> Top game online được trông đợi về Việt Nam 6 tháng cuối năm