Làm thế nào để tạo ra một trò chơi hay?

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 22/05/2013 02:58 PM

Chia sẻ của một người làm việc trong lĩnh vực phát triển game.

Là 1 game developer đương nhiên ai cũng muốn có 1 sản phẩm hay. Chơi 1 trò chơi nổi tiếng mình ưa và bạn mong rằng mình cũng có thể làm như vậy trong thời gian không xa. Nhưng liệu với khả năng và đam mê hiện giờ của bản thân có đủ không, chẳng lẽ chỉ có những studio lớn mới có thể làm được các game hay thật sự.
 
Thật sự không phải như vậy. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm ra những game hay, những sản phẩm để đời. Chỉ đơn giản là chúng ta chưa đi đúng hướng mà thôi.
 
Vì vậy mình xin viết 1 vài kinh nghiệm mà mình có để có thể làm được 1 trò chơi hay thực sự hoặc ít nhất là không phải dở tệ.
 
1. Không ngừng học hỏi
 
Làm thế nào để tạo ra một trò chơi hay? 1
 
Game là 1 thế giới khổng lồ, đa dạng về nhiều thể loại. Có những thể loại hoặc lối chơi chúng ta chưa từng thấy (đặc biệt là người VN rất khó tiếp xúc với cộng đồng nước ngoài vì kĩ năng ngoại ngữ vẫn chưa cao). Vì thế thay vì chỉ biết chê bai 1 trò chơi cực kì quái gở, bạn nên tìm hiểu xem nó là thể loại gì, tại sao họ lại chọn phong cách này, và nhìn xung quanh xem mọi người đánh giá nó như thế nào.
 
Kiến thức nông là chiếc hộp ngăn bạn tìm đến sự sáng tạo. Tôi từng gặp 1 người xem 1 trailer về game sắp ra mắt năm 2012. Và người đó nói ngay rằng: "Game này cách chơi giống MU vãi". Hoặc có người phán "game này nhái League Of legend" . Đơn giản nếu các bạn chỉ góp gộp mọi thứ lại như vậy, các bạn sẽ mãi không tìm được lối đi, phong cách riêng cho mình. Tại chúng ta không nhìn vào những điều mới mẻ của những game đó thay vì moi móc những điểm giống nhau cơ bản của các thể loại.
 
Học 1 thứ mà ta thực sự đam mê thì chẳng bao giờ là mệt.
 
2. Nhìn vào thực tế và đưa ra kế hoạch
 
Làm thế nào để tạo ra một trò chơi hay? 2
 
Ai lại không muốn làm 1 game đỉnh như Call of Duty hay Devil May Cry. Luôn mơ mộng về những trò chơi tuyệt vời mà mình sẽ làm ra. Nhưng hãy nhìn vào chính mình và hỏi rằng liệu với khả năng của mình thì có thể hay không? Cắm đầu vào làm 1 game thật hay nhưng lại bỏ dở vì nản lòng. Ôm nhiều dự án nhưng không cái nào hoàn thành.
 
Hãy đưa ra 1 y tưởng, 1 kế hoạch phù hợp, nghiên cứu hướng đi trước khi bắt tay vào làm. Cần xác định rõ thời gian thực hiện và thời hạn hoàn thành. Hãy tập trung vào 1 dự án thay vì nhiều dự án 1 lúc.
 
3. Game không chỉ có lập trình
 
Làm thế nào để tạo ra một trò chơi hay? 3
 
Nhiều người học làm game nhưng lại chỉ đổ xô đi học lập trình. Đến khi làm thì lại lấy hình ảnh từ game khác về. Như vậy có khác gì là clone hay fangame. Cần ý thức được tầm quan trọng của artist, game designer và music composer trong 1 dự án. Nếu chỉ có 1 trong các kĩ năng đó thì bạn không thể làm 1 trò chơi thực sự được. Vì thế bạn nên cần tìm những người có cùng sở thích, làm việc cùng nhau. Hoặc cùng lắm bạn phải tự học thêm những kĩ năng khác.
 
Nhiều người khuyên nên đọc nhiều sách công nghệ này nọ hay học thêm loại mã mới. Để làm gi? Khi hình ảnh mới là linh hồn của 1 trò chơi. Âm thanh tạo nên sự sống động chân thực và kích thích người chơi. Trong team của bạn rất nhiều cao thủ lập trình nhưng nếu không ai vẽ được nhân vật Mario thì xin lỗi các bạn không thể tự làm game.
 
Khi chơi 1 trò chơi mà bạn tắt đi âm thanh. Hứng thú giảm 20-30%. Vì thế có thể khẳng đinh âm thanh cũng quan trong không kém (mảng này VN còn yếu).
 
4. Đừng quá mơ tưởng đến doanh thu hay những gì bạn kiếm được hãy chú tâm vào nội dung
 
Làm thế nào để tạo ra một trò chơi hay? 4
 
Luôn nghĩ về những khoản doanh thu cao mà game sẽ đem lại nhưng rồi lại thất vọng. Làm nhiều game vì nghĩ rằng nó sẽ đem lại nhiều tiền? Sai rồi. 1 game hay thực sự có thể mang lại doanh thu gấp 100 lần so với 10 game dở. Vậy tại sao bạn không tập trung toàn lực và tâm huyết để làm 1 thứ gọi là game đứng nghĩa.
 
Hãy chọn 1 dự án vừa sức, 1 phong cách phù hợp thì bạn sẽ không thất vọng với thành quả của mình.
 
5.  Vội vàng trong việc tung game ra
 
Làm thế nào để tạo ra một trò chơi hay? 5
 
Rất nhiều người tung game lên mạng rồi lại thất vọng về những gì mang lại, doanh thu ít, những đánh giá thấp. Làm nhiều game nhưng không game nào ra hồn. Vì sao vậy?
 
Vì bạn quá nóng vội trong việc tung game ra. 1 sản phẩm chưa được test qua kĩ càng, quá nhiều bug. Bạn cố gắng fix lỗi rồi nâng cấp nhưng vẫn không cứu vãn được. Vì khi đã thử qua mà không hài lòng, không có ấn tượng, người chơi sẽ không bao giờ muốn phí thời gian down lại bản nâng cấp của các bạn đâu.(cho dù nó hay thật).
 
Tung game ra là 1 công đoạn hết sức quan trọng. Chúng ta cần tung demo ra trước và tham khảo ý kiến người dùng, ghi lại tất cả các bug được phát hiện. Đừng nản khi việc đó bắt bạn phải sửa lại hầu hết code trong game, hay thiết kế lại nhiều hinh ảnh. Hãy viết blog, đăng tin forum để mọi người có thể biết đến game của bạn. Trong thời đại game tràn lan như thế này, đặc biệt là game mobile quá nhiều (ở VN) thì làm sao để mọi người có thể biết đến sự tồn tại của game bạn huống chi là thế giới.
 
6. Nghỉ rằng game mình quá hay (tự tin thái quá)
Làm thế nào để tạo ra một trò chơi hay? 6
 
Việc quá tự tin hay nghĩ rằng game của mình đã đạt mức rất hay. Cũng có thể game bạn hay thật nhưng suy nghĩ đó sẽ làm bạn dậm chân tại chỗ. Game của bạn cũng chỉ là hạt cát trong 1 sa mạc khổng lồ. Vì thế còn có rất rất nhiều game hay vượt trội hơn game của bạn. Hãy thúc đẩy bản thân tiến liên. Đừng nản lòng vì game bạn thất bại hay nghĩ rằng mình đã chạm đỉnh. Trong thế giới game luôn có những cuộc cách mạng, những thay đổi về xu hướng. Nếu bạn dừng lại thì bạn sẽ thành kẻ lạc hậu mất.
 
Đây chỉ là những kinh nghiệm của mình trong thời gian dài làm việc cùng các studio nước ngoài. Nếu có gì sai sót thì mong mọi người thông cảm.
 
(Nguồn: VietGameDev).