Hành trình đi tìm game “giá rẻ”

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 25/01/2013 10:00 AM

Thần Long
24/01/2013 NCB: NPH:

Trong bối cảnh thị trường webgame “loạn thế” như hiện nay với hàng chục sản phẩm mới ra mắt mỗi tháng thì việc tạo lối đi riêng hấp dẫn đang là bài toán khó với các NPH.

Trong bối cảnh thị trường webgame “loạn thế” như hiện nay với hàng chục sản phẩm mới ra mắt mỗi tháng thì việc tạo lối đi riêng hấp dẫn đang là bài toán khó với các NPH. “Game đỉnh”, “game số 1”, “game ăn khách nhất 2012” hay “Game miễn phí” là những tựa đề quảng cáo được các NPH Game ưa dùng để tạo sự tò mò cho game thủ. Tuy nhiên sản phẩm đáp ứng được sở thích của người chơi và đặc biệt là “vừa túi tiền” thì như “mò kim đáy bể”.

Hành trình đi tìm game “giá rẻ”  1

“Siêu rẻ” có thực sự rẻ?

Có khá nhiều sản phẩm webgame khi ra mắt đều quảng cáo game mình là “siêu rẻ” hay “miễn phí mãi mãi”, tuy nhiên sự thực thì khi chơi game, game thủ vẫn phải chi trả với số tiền lên tới hàng trăm nghìn đồng mỗi tháng cho NPH qua nhiều cách thức khác nhau. Thực sự đây là vấn đề “khó nuốt” với một đại bộ phận game thủ là học sinh hay sinh viên còn đang phụ thuộc kinh tế vào gia đình. Đó là lý do lý giải vì sao một bộ phận game thủ bỏ game sau một thời gian ngắn bởi không đủ khả năng tài chính và nhanh chóng chuyển qua game khác chơi thử nghiệm miễn phí. 

Về phía các NPH game thì từ lâu đã hình thành một công thức tính đồng nhất của giá KNB nhằm đảm bảo doanh thu cũng như lợi nhuận duy trì sản phẩm trong thời gian dài. Trong bối cảnh webgame bị các đối tác nước ngoài “thổi giá”như hiện nay, số lượng webgame ra mắt liên tục đã đẩy chi phí đầu tư cho quảng bá phải ngày một lớn hơn thì việc gia tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận là điều bắt buộc “sống còn”. Với những nhà NPH game nhỏ vốn ít thì kinh doanh webgame ngày càng nhiều thách thức. 

Hành trình đi tìm game “giá rẻ”  2

Trong số gần 60 webgame ra mắt trong năm 2012, có lẽ chỉ có 10 – 20% trong số đó được đánh giá là thành công như CLGT, Long Tướng hay Võ Lâm Chi Mộng, thu hút được đông đảo người chơi. 80% số lượng sản phẩm còn lại chỉ ở mức trung bình khá hoặc sớm phải đóng cửa do “tụt dốc” về số lượng người chơi, thu không bù nổi chi.

Đi tìm game “giá rẻ” thực sự

Để có được một sản phẩm game hay mà “vừa túi tiền” đang thực sự là nhu cầu của khá nhiều game thủ còn đang là học sinh hay sinh viên. Nhưng số lượng game “miễn phí” hay “giá rẻ” thực sự  chỉ đếm trên đầu ngón tay như những game chơi mạng Lan online như Dota, AOE, Starcraft hay mới đây là Liên Minh Huyền Thoại của Grarena, một cổng game lớn toàn cầu có phiên bản game tiếng Việt. Đây là bước đi rất quan trọng của Grarena nhằm nhanh chóng quảng bá rộng khắp các sản phẩm game nổi tiếng của họ ra thị trường Việt Nam mà không nhằm mục đích lợi nhuận. Bên cạnh đó theo các chuyên gia thì Grarena Việt Nam cũng đã nhận được sự hậu thuẫn tài chính khá tốt thì Grarena toàn cầu. 

Hành trình đi tìm game “giá rẻ”  3

Bạn Ngọc Thanh, một game thủ tại Củ Chi, TP.HCM cho rằng “Game “hút máu” gần như là chuyện đương nhiên và đã chơi thì phải chấp nhận thôi. Do không kham nổi nên em đã đổi qua chơi những game offline khác như PES hay Fifa, Call of Duty ở nhà cho đỡ tốn kém. Em mong chờ sớm có một game online giá rẻ thực sự phù hợp với đối tượng học sinh để giải trí trong dịp Tết này ”.

Mới đây có một sản phẩm webgame đã ra mắt mang tên Thần Long với lời quảng cáo là “giá rẻ” thực sự với giá KNB chỉ bằng 1/3 so với các sản phẩm webgame khác trên thị trường, trong khi giá vật phẩm trong game được NPH công bố là ngang bằng. Bên cạnh đó đây là sản phẩm game khá hiếm hoi trên thị trường mà người chơi có thể tự kiếm KNB mà không cần nạp thẻ. Sự ra mắt của Thần Long cần sự kiểm chứng tuy nhiên chắc chắn đây sẽ là một tín hiệu đáng mừng của làng game Việt trong giai đoạn kinh doanh ngày một khó khăn và cạnh tranh khốc liệt giữa các NPH game lớn nhỏ.

Hành trình đi tìm game “giá rẻ”  4
 
Sự đánh giá công bằng nhất có lẽ sẽ thuộc về game thủ, những người trực tiếp thử nghiệm và đánh giá khách quan nhất. Tuy nhiên chúng ta cùng hy vọng rằng thị trường game sẽ có nhiều hơn những sản phẩm “giá rẻ” thực sự nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của giới trẻ, đúng như những lời quảng cáo chứ không phải khiến game thủ phải buồn lòng như hiện nay.