Game thủ Việt có còn mang danh "cả thèm chóng chán"?

Nút Chuối  - Theo Trí Thức Trẻ | 16/04/2015 0:00 AM

Vẫn sẽ có những game thủ đến với một tựa game online chỉ vì những lời mời gọi, những hình ảnh bắt mắt. Họ sẽ vẫn rời bỏ game vì lối chơi không hợp với bản thân.

Ngay cả ở thời điểm hiện tại, rất nhiều những game thủ Việt vẫn còn tư duy cho rằng, khi chơi game, họ chỉ nên gắn bó với một hoặc một vài tựa game duy nhất. Đối với họ, những người chơi game theo kiểu “nay đây mai đó”, nghĩa là không gắn bó lâu dài với một game online đều chỉ là những kẻ cả thèm chóng chán, không biết thưởng thức game.

Mùa hè đã tới, dân cày Việt cần chú ý những gì? 3

Kỳ thực, lối suy nghĩ này cũng không hoàn toàn sai. Giờ đây chúng ta không thiếu những game thủ có lối chơi game kiểu thích những thứ gì đó mới nhưng lại không gắn bó lâu dài với những game online, mà chỉ sau một thời gian, họ bỏ game để đến với những sản phẩm mới hơn, hấp dẫn hơn vì được các nhà phát hành dồn công sức để quảng bá, từ đó bỏ rơi những game online đã mở cửa được vài tháng đơn giản vì khi đó một vài hãng game đã không còn làm chiến dịch truyền thông cho game mạnh như lúc sản phẩm sắp ra mắt.

Vì đâu game thủ Việt hardcore dần rơi rụng? 6

Thế nhưng câu hỏi được đặt ra là, giờ đây, liệu mọi game thủ Việt đều có thói quen chơi game vì hình ảnh đẹp, chứ không thưởng thức game một cách lâu dài, thứ được định hình bởi lối chơi cũng như cộng đồng trong game.

Có không ít lý do khiến cho game thủ Việt cố gắng gắn bó với một game online. Đó có thể là lý do bạn bè, lý do tài chính, hoặc thậm chí là… thị trường không có một game online với lối chơi tương tự.

Picture 1

Ai cũng biết sự sống của một game online dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng người chơi đông đảo hay ảm đạm. Ngay cả đối với game thủ, họ cũng chẳng mặn mà gì nếu phải tham gia trong trò chơi trực tuyến mà không có bạn bè thân thiết, hiểu mình và chia sẻ với mình niềm vui nỗi buồn.

Cũng chính vì điều này mà rất nhiều người chơi dù cảm thấy bức xúc tột độ, thậm chí ghét cay ghét đắng NPH nhưng vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Họ đã trót sở hữu quá nhiều đồng đội cùng bang hội hoặc thậm chí là cả… bà xã, ông xã ảo trong game nên muốn bỏ cũng chưa chắc đã bỏ được.

Colosseum - Quán Net Đấu Trường độc đáo tại Hà Nội

Nên nhớ rằng, hiện tượng này xảy ra rất nhiều ở các game kiếm hiệp Trung Quốc đã và đang được phát hành tại Việt Nam. Đây là loại đối tượng bị chê bai nhiều nhất nhưng vẫn sống dai nhất vì có quá nhiều game thủ Việt thích thể loại này và họ không thể bỏ chơi vì bạn bè họ đã rủ chơi game. "Bỏ game có khác gì bỏ bạn?" Đó chính là tâm lý chung của đa phần game thủ trong quá khứ.

Thêm vào đó, chẳng ai muốn bỏ cả một tài khoản game khủng mà mình đã chắt chiu từng đồng, cẩn thận cày kéo hàng ngày đi chỉ vì… chán game cả. Chắc hẳn, game thủ nước nhà không còn lạ gì trước nhiều trường hợp tài khoản VIP trong các trò chơi nổi tiếng lên tiếng tố cáo NPH đối xử tệ bạc với mình. Những sự việc này thường gây được sự chú ý rất lớn từ phía người xem vì đối tượng khiếu nại "có máu mặt" trong cộng đồng và nhiều người biết tới.

Tại sao Auto tìm đường tràn ngập game Trung Quốc? 3

Tuy vậy, trên thực tế 10 trường hợp như trên thì có tới 7, 8 trường hợp chỉ mạnh miệng nói sẽ bỏ game, và rồi lại đăng nhập vào game để… cày tiếp. Ngoài lý do sợ mất chiến hữu bên trên, họ cũng rất tiếc khoản tiền đầu tư lớn và công sức cày kéo nhiều năm trời.

Giờ đây, sau vài năm thị trường game trong nước tràn ngập những webgame 2D, thì thị hiếu, thói quen của cộng đồng game thủ Việt cũng trở nên khác biệt. Thật may mắn là, thời gian gần đây, số lượng những game thủ sống trong thế giới game theo kiểu “chấp nhận số phận” đã chẳng còn. Họ cần một thứ gì đó mới, xứng đáng bỏ thời gian và công sức để thưởng thức, thay vì những sản phẩm đã quá đỗi tầm thường.

Tương tự như vậy, các nhà phát hành cũng tập trung phát triển đánh vào những thị trường game mới, hoặc những thể loại game đang có ít những cái tên góp mặt. Chính vì lẽ đó, game thủ trong nước chẳng thiếu gì những sản phẩm có lối chơi tương đồng, thậm chí đồ họa cũng sàn sàn nhau.

Hồi ức những ngày cày game online xa vời (Phần 1) 1

Chính vì thế ở thời điểm hiện tại, thứ níu chân game thủ với một MMO chính là cách nhà phát hành chăm sóc đứa con tinh thần của mình, chăm sóc cộng đồng game thủ, và đặc biệt hơn là cộng đồng trong game.

Họ có thể rũ áo bỏ game một cách phũ phàng nếu như không vừa lòng với nhà phát hành. Lý do đơn giản là bên ngoài không hề thiếu những MMO có lối chơi tương đồng, nhưng có cách chiều chuộng game thủ riêng để họ gắn bó với game.

Game thủ Việt đã bỏ phí những gì trong game online

Dĩ nhiên, vẫn sẽ có những game thủ đến với một tựa game online chỉ vì những lời mời gọi, những hình ảnh bắt mắt. Họ sẽ vẫn rời bỏ game vì lối chơi không hợp với bản thân. Tuy nhiên, nếu so sánh với thời kỳ những cái tên như Kiếm Thế 2 ra mắt và cũng rơi vào tình trạng tương tự sau một thời gian game ra mắt như chúng tôi đã đưa tin, thì trong tương lai gần, hy vọng rằng tình trạng trên sẽ bớt đi nhiều.

Lý do cho nhận định này là trong thời gian qua, game thủ Việt đã có đủ những phép thử, với không ít những game hay, game đỉnh được mua về và phát hành tại làng game nước nhà. Chúng ta đã có khoảng thời gian làm quen (lại từ đầu) với game online hay, thay vì chìm đắm trong những webgame nhạt nhẽo như khoảng 2 năm về trước.

Cứ mùa hè là game thủ có thể ngồi thỏa thích? 2

Khi những tựa game thực sự hay được ra mắt trong thời gian ngắn tới đây, chính game thủ Việt sẽ có thể tự mình tìm hiểu để lựa chọn cho mình tựa game phù hợp để gắn bó lâu dài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, game thủ sẽ tự khẳng định mình không phải những kẻ “cả thèm chóng chán” trong thế giới game online.

>> Game thủ Việt lột xác sau khi bị người yêu bỏ