Game online Việt Nam “dễ đi” hay “chán đi”?

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 16/10/2013 12:25 AM

Cái vòng luẩn quẩn mà những game online Việt Nam cũng như game thủ Việt vô tình vướng phải.

Sau nhiều năm tồn tại, có thể khẳng định rằng hầu hết game online Việt Nam hiện nay càng ngày càng dễ, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhiều game thủ Việt, đặc biệt những game thủ của ngày xưa không thực sự thích điều này. Việc hỗ trợ đến mức gần như tối đa những công cụ như auto đã khiến cho cảm giác trải nghiệm game không còn được như xưa.

Game online Việt Nam “dễ đi” hay “chán đi”? 1

Tuy nhiên, những tựa game dễ chơi với đa phần game thủ lại đang là xu hướng chung của làng game thế giới chứ không chỉ riêng làng game Việt.

Auto + gameplay = Game dễ
 
Sự thật này không ai có thể chối cãi và không ai chối cãi làm gì cả: Game Việt đang càng ngày càng quá dễ, ít thử thách, đánh đố game thủ hơn. Tất nhiên, tôi không nói đến những sự đánh đố kiểu như lỗi game, lỗi mạng hay những thứ như thế. Độ khó của game, ít nhất trong bài viết này, là những yếu tố yêu cầu game thủ đầu tư đầu óc và công sức để đạt được hay vượt qua.

Game online Việt Nam “dễ đi” hay “chán đi”? 2

Một ví dụ rất rất được quan tâm trong thời gian gần đây đó chính là Võ Lâm Truyền Kỳ phiên bản 3D. Sau khi có những phản hồi của cộng đồng game thủ khi tựa game thiếu hụt những công cụ auto giúp game thủ tìm đường trong bản đồ rộng lớn của game, nhà phát hành đã cho phép những công cụ hay plug in không phải do họ phát triển có thể hoạt động trong game. Một hướng đi đáng ghi nhận.
 
Game online thế giới cũng bị dễ hóa
 
Thật ra, bạn không sai khi đánh giá game Việt đang ngày càng dễ hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn ra thế giới, có một xu hướng tương tự: Các game đang ngày càng dễ, thậm chí dễ đến mức kinh ngạc. Ngay cả những cái tên từng khiến game thủ hốt hoảng một thời như Ninja Gaiden trong phiên bản thứ 3 cũng đã trở nên cực kỳ dễ dàng với cả một người chơi không có nhiều kỹ năng chiến đấu.

Game online Việt Nam “dễ đi” hay “chán đi”? 3

Tương tự như vậy với những tựa game online, đặc biệt là những MMO có xuất xứ từ Trung Quốc. Việc tích hợp auto giúp game thủ rất nhiều, nhưng cũng lấy đi cảm giác trải nghiệm, khám phá game mà trước đây họ có được. Thay vì bỏ hàng giờ để tìm tòi những địa điểm mới hay những bãi train quái, họ chỉ cần để auto làm công việc này.

Dĩ nhiên, một vấn đề nảy sinh đó là cảm giác của game thủ, ngay cả với một game đỉnh, sự hứng thú khám phá, tìm hiểu hay sự vui sướng đến phát điên khi "phá đảo" cũng không còn được như cái cách mà trước đây họ có được với CoD 1 2, Ninja Gaiden hay xa hơn là Mario hay Contra.

Game Việt cũng đi theo xu hướng chung?

Đáng tiếc, câu trả lời là không. Cho dù cũng xu hướng dễ chơi nhưng cách tiếp cận của GO Việt rất khác so với phần còn lại của thế giới.
 
Game online Việt Nam được dễ hóa bằng auto, điều này chúng ta đã bàn luận trong rất nhiều bài viết trước đây. Game thủ đã quen với auto tích hợp và game, được NPH hỗ trợ (bằng nhiều cách) lại có khả năng vượt những phụ bản với phần thưởng có phần hấp dẫn (tương tự Dungeon)... Thật sự, auto khiến game thủ Việt trở nên lười và biến những tựa game trở thành nhàm chán đi rất nhiều.

Game online Việt Nam “dễ đi” hay “chán đi”? 4
 
Và thế là như một cái vòng luẩn quẩn, sau nhiều năm trời tiếp cận với auto, có vẻ như cộng đồng game thủ Việt đã gần như quên hết những giây phút tự mình mày mò game, tự tìm đường tới một NPC làm nhiệm vụ, và thậm chí là tự đi train từng con quái để lên cấp.
 
Dễ đi hay chán đi?
 
Dễ đi không có nghĩa là chán đi, đó là sự thật. Nhưng cái cách GO Việt đang chọn là dễ đi và chán đi. Về mặt kinh doanh, đây có thể là những quyết định có lợi, nhưng về mặt lâu dài, nó có ảnh hưởng rất xấu đến thị trường.

Chốt lại vấn đề, những tiêu chuẩn nào tạo ra một tựa game online thành công tại Việt Nam? Như một lẽ dĩ nhiên, đồ họa vẫn đóng vai trò quan trọng nhất, vì nó tạo ra những ấn tượng đầu tiên với cộng đồng game thủ. 

Game online Việt Nam “dễ đi” hay “chán đi”? 5

Kế đến là hệ thống cộng đồng tốt, nhiều event, phần thưởng hấp dẫn để thu hút game thủ Việt lâu dài. Thứ ba, cho dù tựa game có hệ thống nhiệm vụ và hệ thống gameplay sâu và hay tới đâu cũng chưa chắc đã lọt vào mắt xanh của đại đa số game thủ tại nước ta.

Thay vào đó, một tựa game với hệ thống auto “trang bị tận răng”, mặc dù chỉ sở hữu gameplay dừng lại ở mức bình thường, cộng thêm việc nhà phát hành đáp ứng được hai điều kiện đã được nêu trên cũng hoàn toàn có thể thành công tại làng game Việt Nam. Lý do ư? Game thủ Việt Nam giờ chẳng thể nào sống trong một tựa game online mà thiếu đi auto.