Game online miễn phí và câu chuyện "hút tiền" game thủ

Nút Chuối  - Theo Màn Ảnh Sân Khấu | 30/09/2014 12:29 AM

Liệu có phải những game online miễn phí đều là những công cụ hút máu game thủ không thương tiếc từ các nhà phát hành Việt Nam?

Game online miễn phí cũng như câu chuyện hút máu của một số các NPH đã từ lâu không còn là một chủ đề bàn luận quá mới mẻ không chỉ tại làng game Việt mà còn cả ở rất nhiều thị trường game nước ngoài. Trong khi nhiều game thủ thì đồng tình với mô hình freemium, hay còn gọi là free to play, thì không ít người sau khi trải nghiệm những tựa game online đã vô cùng khó chịu khi game đối xử có phần “bất công” giữa những game thủ bỏ tiền và số còn lại.

Chaos Heroes Online - Thêm một MOBA hấp dẫn được giới thiệu

Một lẽ dĩ nhiên, thay thế cho số lượng những game thu phí, từng một thời là những tượng đài của làng game Việt nhờ vào không ít những lợi ích (dĩ nhiên đi kèm bất cập về mặt tài chính cho game thủ), là những tựa game miễn phí giờ chơi. Để có được doanh thu, những cửa hàng vật phẩm ảo, những gói dịch vụ trong game mà chúng ta thường tạm gọi là VIP, hay thậm chí trong nhiều game có cả hai, cũng buộc phải xuất hiện.

Game online chơi có hoàn toàn "miễn phí"?

Một khi đã bước chân vào thị trường game online Việt Nam , thì bên cạnh đam mê, các nhà phát hành luôn luôn cần phải có tầm nhìn chiến lược để mỗi sản phẩm, mỗi “lá bài” họ tung ra thị trường đều cần có lợi nhuận nhất định. Để làm được điều này, trong cuộc chơi của những game online miễn phí, việc “hút máu” chung quy lại đơn giản chỉ là kiếm tiền từ cộng đồng game thủ như thế nào.

Game thủ xếp hàng thứ... 43 tỷ mới được chơi Liên Minh Huyền Thoại

Phàm đã là một game thủ, mong muốn đầu tiên của bất kỳ ai chơi game online cũng đều muốn nhân vật trong game của họ phải thật mạnh mẽ, “solo” trăm trận trăm thắng, đi kèm với đó là những bộ trang bị và vũ khí “khủng”, khiến cho bất kỳ ai nhìn vào cũng phải thầm thán phục và ghen tị. Để đạt được điều này, chẳng game thủ nào có thể chỉ chơi game miễn phí mà có được cả.

Thế nhưng vấn đề muôn thuở lại là, cash shop bao nhiêu là đủ. Như đã từng phân tích trong những bài viết trước đây, câu chuyện “hút máu” game thủ, hay khách quan hơn mà nói thì là việc tìm kiếm lợi nhuận từ game miễn phí của nhà phát hành giờ đây là cán cân giữa mức giá của những món vật phẩm và việc chăm sóc khách hàng.

6 phát hiện thú vị về các nữ Game thủ - Ảnh 3

Nếu chỉ chăm chăm tạo ra những món đồ mới, những vật phẩm đắt tiền mà quên đi việc chăm sóc cộng đồng game thủ đông đảo, chẳng chóng thì chầy, tựa game cũng sẽ vô tình đánh mất đi nội lực của mình.

Lòng tham và những hệ lụy

Thế nhưng, đó là lý thuyết đẹp đẽ mà bất kỳ ai, kể cả nhà phát hành, những người thực sự chăm lo cho cộng đồng, và cả những game thủ mong chờ. Trên thực tế, lòng tham của không ít những nhà phát hành game online đã khiến game thủ trong và ngoài nước không ít lần dở khóc dở cười.

Những nguyên nhân khiến dân cày game online bị... yếu 1

Nếu bạn là một nữ game thủ, hoặc có bạn gái chơi game, thì Candy Crush Saga là một trong những cái tên cực kỳ quen thuộc. Vẫn sử dụng cơ chế gameplay của những game dạng “kim cương” (Bejeweled) đã trở thành tượng đài, pha trộn thêm những yếu tố xã hội hóa cùng những vật phẩm hữu ích, tựa game của King đã trở thành một bom tấn thực sự không chỉ tại nước ta.

Thế nhưng cách “hút máu” của nhà phát hành lại được cho là rất tinh vi. Những màn chơi được thiết kế với độ khó cao dần, thậm chí đến mức “vò đầu bứt tai”. Những game thủ không có kiên nhẫn hoàn toàn có thể bỏ tiền mua những món vật phẩm để qua màn nhanh và dễ dàng. Ban đầu game sẽ cho bạn vào món đồ dùng thử, tuy nhiên sau này nếu không có chúng, game sẽ vô cùng khó khăn. Mức giá tuy vừa phải nhưng càng lên cao, game càng khó, khiến không ít người phát điên sau khi cố gắng qua những màn chơi mà nhà sản xuất tạo ra.

Những thời điểm nên nói không với cày game 3

Hoặc một cách khác, một trong những phương pháp "hút máu" game thủ kinh điển của các NPH là việc cường hóa cũng như nâng cấp trang bị. Thông thường những món đồ hỗ trợ cho việc cường hóa thường rất khó kiếm, bắt buộc game thủ phải mua bằng tiền thật. Chính việc thay đổi tỷ lệ thành công khi "đập đồ" đã khiến không ít game thủ bỏ vào game những khoản tiền lên tới 7, thậm chí 8 chữ số tính theo Việt Nam Đồng. 

Rốt cuộc, lòng tham của nhà sản xuất game đã trở thành lý do chính thúc đẩy game thủ tìm đến những cách chơi game không đúng đắn. Lượn lờ trên những trang cửa hàng trực tuyến như Play Store hay App Store, thậm chí cả cửa hàng plug in của các trình duyệt hiện nay, game thủ hoàn toàn có thể tìm được những ứng dụng… hack game, giúp họ qua màn một cách cực kỳ dễ dàng.

Một trong số những ứng dụng đó thậm chí còn viết lên phần mô tả như sau: “Hãy để cho họ thấy rằng họ đã quá tham lam.” Thế nhưng dĩ nhiên, vẫn có không ít con nghiện bỏ cả đống tiền chỉ để “lê lết” từ level 1 đến level 200 trong game. Đây là câu chuyện có thật.

Cân bằng giữa lòng tham và khách hàng

Một ví dụ khác có phần gần gũi với cộng đồng game thủ Việt chúng ta hơn chính là Clash of Clans. Tất nhiên, đối với những gamer không thích chờ đợi hoặc đang cố đua level, việc nạp tiền mua gem trong game không phải là lựa chọn quá dở.

Chất lượng âm thanh của tai nghe chơi game là một trong những yếu tố quan trọng giúp các game thủ chọn được mẫu tai nghe chơi game tốt nhất.

Những game thủ chơi game miễn phí luôn phải chờ đợi khi họ hết tài nguyên hoặc chờ đợi công trình xây xong. Và họ cũng sẽ lên cấp chậm hơn, điều này không cần bàn cãi. Xét riêng vấn đề này, game thủ Clash of Clans không khác nhiều game thủ cày top trong những game nhập vai tại Việt Nam.

Cùng là những game online miễn phí, thế nhưng cách thu tiền từ game thủ của mỗi game lại một khác, và sự khác biệt này sẽ đóng vai trò quyết định đến cách nhìn của người chơi đến chính những tựa game cũng như nhà phát hành. Nói không ngoa, “lòng tham” của họ cũng sẽ ảnh hưởng đến chính lợi nhuận của tựa game.

>> Khi nào game thủ nên nói không với cày game?