Có nên nghiêm khắc hơn với nạn "cày vàng" ?

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 05/03/2013 0:00 AM

Cùng xem thế giới đối mặt với đại dịch này ra sao nhé.

Bất kỳ người chơi MMO nào cũng biết "cày vàng" là gì, vì nó đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, liên tục được thúc đẩy bởi hàng ngàn xí nghiệp bóc lột nhân công ở khắp Trung Quốc và các nước đang phát triển khác, bất kể bên phía nhà phát triển MMO có đưa ra bao nhiêu quy định sử dụng hay ban tài khoản đi nữa. Đó là một công việc đang được phát triển mạnh và gia tăng mỗi năm, chỉ tính riêng tại Trung Quốc thì việc kinh doanh tiền ảo đã đạt đến 300 triệu USD trong năm 2009, với một lượng "nông dân cày vàng" làm full time lên tới 150,000 người.
 
Có nên nghiêm khắc hơn với nạn "cày vàng" ? 1
Ảnh minh họa
 
Nhưng việc "cày vàng" này là vấn đề rắc rối đối với ai? Về phía người chơi, đối với các nhà phát triển hay cho cả hai, sẽ phải bơi trong một biển toàn những tin nhắn spam mà họ không thể kiểm soát nổi?
 
Khi nhìn về phía cộng đồng người chơi trong một MMO, nền kinh tế của trò chơi đóng một phần rất lớn trong tổng thể trải nghiệm trò chơi. Các trò chơi được tạo ra với mục đích cho game thủ phải giao dịch các món đồ với nhau, bằng cách sử dụng các nhà bán đấu giá, như thế tất cả mọi người sẽ có những gì họ cần thông qua việc trao đổi các item có giá trị mà họ không thể hoặc không muốn sử dụng. Mô phỏng một nền kinh tế thực sự dựa trên nguyên tắc cung và cầu, lạm phát là một vấn đề lớn có thể làm hỏng toàn bộ hệ thống giao dịch.
 
Có nên nghiêm khắc hơn với nạn "cày vàng" ? 2
Ảnh minh họa
 
Cơ chế "cho tôi vàng và tôi sẽ đưa cho bạn món đồ này" thật là tuyệt vời miễn là mọi giao dịch được thực hiện trong trò chơi đều bằng nguồn tài nguyên của chính trò chơi đó cung cấp. Nhưng khi các "nông dân cày vàng" đến và nói "Này! Tôi sẽ bán cho bạn vàng và đồ bằng tiền thật", giá trị của tiền tệ trong game sẽ giảm xuống nhanh chóng bởi vì người chơi có thể mua lượng lớn vàng trong một thời gian ngắn. Và đến khi mọi thứ trong trò chơi đều có giá cả trên trời, toàn bộ hệ thống thương mại sẽ bị sụp đổ.
 
Có nên nghiêm khắc hơn với nạn "cày vàng" ? 3
Ảnh minh họa
 
Các nhà phát triển vấp phải vấn đề riêng của họ, bên cạnh việc mạo hiểm mất đi người chơi vì nền kinh tế không thất bại, thì mối quan tâm lớn nhất của họ chính là họ đang mất tiền, trong khi một người nào khác đang kiếm lời bởi sản phẩm của chính họ. Tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng các làn sóng ban tài khoản sẽ không có tác dụng lâu dài, với hầu hết các MMO hiện nay đều ở dạng free-to-play, việc ban tài khoản bắt đầu trở nên thừa, vì các nông dân luôn luôn có thể tạo tài khoản mới và bắt đầu lại.
 
Vì lí do trên các trò chơi như Guild Wars 2 hay Diablo III đã cố gắng thử tiếp cận bằng một cách khác như đưa vào trong trò chơi hệ thống cash-shops để người chơi có thể dùng tiền thật của mình để chơi game dễ hơn hoặc thậm chí tạo ra một hệ thống canh tác vàng của riêng mình, giống như Diablo III, nơi mà người chơi có thể bán các item và vàng để lấy tiền thật, biến cá nhân họ thành những "nông dân cày vàng" cho chính bản thân mình . Những hệ thống này được duy trì và bảo đảm rất tốt và nó cũng cắt đi phần nào lợi nhuận của các dân cày bí mật, nhưng nó vẫn chưa thể dập tắt tệ nạn này.
 
Có nên nghiêm khắc hơn với nạn "cày vàng" ? 4
Guild Wars 2 cash shop
 
Theo ý kiến ​​của tôi thì, các nhà phát triển MMO đang rất nghiêm túc trong việc chống lại nạn "cày vàng" đang kiếm lời từ sản phẩm của họ, nhưng số lượng nông dân cũng sẽ vẫn tăng lên mỗi năm cùng với sự phát triển của thị trường này. Tôi không nghĩ rằng ngăn chặn hoàn toàn sẽ là giải pháp tốt nhất, thay vào đó là tạo ra những MMO mà cho phép người chơi được hưởng lợi thế một chút từ việc họ bỏ tiền thật vào game. Khi đó toàn bộ hệ thống sẽ nằm trong tay họ ngay từ đầu, và họ sẽ đảm bảo để nó hợp nhất một cách hoàn hảo với nền kinh tế của trò chơi mà không làm hỏng nó.
 
Diablo III là một ví dụ hoàn hảo về việc một trò chơi có thể kiếm lợi nhuận từ thị trường tiền thật, trò chơi đã đưa ra những công cụ hữu ích đáp ứng cho cả hai loại người chơi, những người chơi tự trải nghiệm, cày đồ cho bản thân và những người sẵn sàng chi ra 200 USD để sở hữu món đồ mạnh nhất rồi làm những gì họ muốn. Có thể nói đó là một cơ chế thỏa mãn cho cả ba đối tượng và đặc biệt là Blizzard khi họ nhận được một phần tiền thật được giao dịch qua lại trong máy chủ.
 
Có nên nghiêm khắc hơn với nạn "cày vàng" ? 5
Diablo 3 Auction House
 
Dù sao đây cũng là một vấn đề mà không phải ngày một ngày mai có thể giải quyết nhanh chóng. Chúng ta hãy cùng chờ xem những tựa game MMO trong tương lai sẽ đối mặt ra sao với vấn đề này nhé.