Có còn tin được ý thức của game thủ Việt?

Nút Chuối  - Theo PLXH | 04/10/2014 07:55 PM

Từ văng tục đến hack cheat, game thủ Việt luôn lên tiếng tẩy chay những thói hư tật xấu nhưng vì sao chúng vẫn luôn tồn tại và tiếp diễn?

Trong tuần qua, bên cạnh những tin tức về những game online mới về với làng game Việt, thì hai câu chuyện được game thủ chúng ta vô cùng quan tâm lại vẫn là hai trong số những chủ đề chẳng bao giờ có hồi kết trong câu chuyện ý thức chơi game của người Việt.

Game online truyền nhân huyền thoại Heroes đã mở cửa

Một là những sự việc đã xảy ra trong Might & Magic Heroes Online. Hiện tại do lượng game thủ nước ta kéo vào Might & Magic Heroes Online quá đông, bao gồm rất nhiều người thiếu ý thức nên tình trạng chat tiếng Việt tràn lan trên server đã xuất hiện, nhiều đến mức đáng báo động: "Sao trong game nhiều người chat tiếng Việt thế nhỉ, đến nổi Admin phải kêu nói tiếng Anh đi".

Câu chuyện thứ hai thì mới hơn đôi chút, thế nhưng những vấn đề ở phía sau nó hoàn toàn không hề mới chút nào. Đó là việc Counter-Strike Online được mua về phát hành tại Việt Nam. Thế nhưng theo ghi nhận, từ trước đó rất lâu, CSO đã bị nhiều thành phần người chơi phá hoại bằng hack cheat.

Counter-Strike Online bị hack tơi bời trước khi về Việt Nam

Từ đó, nỗi lo của cộng đồng hâm mộ tựa game bắn súng này cũng ngày một tăng cao. Trước đó chúng ta đã phải gặp không ít những tựa game bắn súng bị phá hoại bởi cheater Việt. Vấn đề là khi chính thức ra mắt, NPH cũng như game thủ sẽ làm những gì để phòng tránh những hệ quả không đáng có.

Những thực trạng như thế này một phần khiến cho game thủ Việt cảm thấy bực tức, chán nản và khó chịu khi thưởng thức những sản phẩm được phát hành tại Việt Nam. Ở một khía cạnh khác, chính hành động của những “con sâu làm rầu nồi canh” này khiến cho nhiều người mất lòng tin với chính thị trường trong nước.

Chống hack bằng thu phí, nên chăng?

Tiếc một nỗi, “sâu” trước giờ nhiều vô kể. Muốn quét sạch những thành phần như thế này không phải chỉ đơn giản ngày một ngày hai. Ấy là chưa kể, muốn làng game Việt sạch bóng hacker, các NPH cũng phải đối mặt với không ít rủi ro về doanh thu.

Từ spam kênh chat trong game…

Tình trạng này đã từng diễn ra trong không ít game online nước ngoài thu hút đông game thủ Việt, có thể kể tới trường hợp của Kingdom Under Fire II, hay Cửu Âm Chân Kinh (khi mới ra bản tiếng Anh) và rất rất nhiều sản phẩm khác nữa.

Những thói xấu game thủ Việt nên từ bỏ trong năm 2014 2

Bên trong những tựa game, nơi game thủ có thể tương tác với nhau bằng bất kỳ cách nào họ muốn, một trong những vấn nạn mà không chỉ nhà phát hành mà ngay cả những game thủ cũng phải đau đầu chính là câu chuyện văng tục, chửi bậy hay spam kênh chat quốc tế bằng tiếng mẹ đẻ của một số lượng không nhỏ người chơi game online Việt Nam hiện nay.

Thậm chí, tình trạng này còn leo thang và được game thủ nước ta “xuất khẩu” sang cả những server game online nước ngoài. Cũng đã có không ít lần, game thủ Việt bị cấm cửa ở nhiều tựa game online nước ngoài chỉ vì cách sử dụng từ ngữ của một bộ phận game thủ.

“Văn hóa” văng tục: Không chỉ có ở game thủ Việt 4

Tình trạng này tiếp diễn tới mức, một vài người bạn của tôi khi chơi game ở server nước ngoài đã chẳng dám tự nhận mình là người Việt Nam. Họ sợ rằng, với mức độ khét tiếng mà game thủ nước ngoài đã được nghe nói về game thủ Việt, họ sẽ bị tẩy chay khỏi cộng đồng game mà họ đã và đang cố hết sức mình để có thể hòa nhập.

…Đến hack cheat

Cách tiêu chuẩn để bài trừ hack cheat ở làng game Việt trong thời điểm hiện tại có lẽ chỉ có khóa tài khoản vĩnh viễn. Thế nhưng khóa để làm gì khi những “con sâu” có thể tạo ra một account mới và cày lại level từ đầu chỉ trong vòng… 3 nốt nhạc? Ấy là chưa kể, chẳng thiếu game online cho phép game thủ đăng ký không cần tới địa chỉ hòm thư điện tử.

Chống hack bằng thu phí, nên chăng?

Hãy nhìn sang một thị trường lớn ngay gần chúng ta, Hàn Quốc. Mỗi người đều sở hữu một mã số cá nhân mà họ buộc phải sở hữu để đăng ký tài khoản game online. Chúng giống như số chứng minh thư nhân dân ngoài đời thật vậy. Hack, cheat, sử dụng những bug game không cho phép, họ sẽ bị ban vĩnh viễn mà không có cách nào quay trở lại game được, vì lấy đâu ra mã số cá nhân thứ hai để lập tài khoản khác?

Nhưng đó là chuyện ở xứ người. Tại Việt Nam, đã từng có giai đoạn game thủ phải sử dụng số CMND để đăng ký tài khoản game. Nhưng điều này có vẻ giống trò đùa hơn khi tôi từng chứng kiến một người bạn dùng dãy số 012345678 để thay cho số chứng minh thư. Khi không kiểm soát được cơ sở dữ liệu người dùng thì gần như chẳng có cách nào truy quét bằng sạch tình trạng hack cheat cả.

Chống hack bằng thu phí, nên chăng?

Và cứ như thế, hack cheat chắc chắn sẽ còn tồn tại ở làng game Việt. Câu hỏi duy nhất còn lại là, đến khi nào các NPH mới bắt tay nhau để tạo ra một môi trường game online sạch, khi cái gọi là “ý thức” của không ít game thủ Việt đã trở nên tha hóa tới mức đáng báo động.

>> Chống hack game online bằng thu phí, nên chăng?