Free Fire: Hack livestream công khai, lỗi của nhà phát hành hay do ý thức một bộ phận game thủ quá kém?

Lee Chueng Hee  - Theo Trí Thức Trẻ | 03/02/2020 12:00 PM

Free Fire
08/09/2020 NCB: Trung Quốc NPH:

Để có một tựa game công bằng thì vẫn cần có cộng đồng thực sự văn minh bên cạnh NPH “có tâm” trong nỗ lực chống hack. Nhưng trong Free Fire thì số lượng game thủ thiếu ý thức vẫn còn tồn tại khá nhiều cùng công cụ chống hack chưa hiệu quả.

Câu chuyện hack trong game mobile hiện nay vốn không phải là một điều gì quá lạ lẫm. Đặc biệt trong các tựa game eSports thì tình trạng này xuất hiện nhiều và dễ dàng hơn. Free Fire cũng không phải ngoại lệ khi luôn bị những người chơi thiếu ý thức "tàn phá" bằng các công cụ hack. Thế nhưng, nghiêm trọng hơn cả là số hacker này còn tổ chức livestream công khai và kêu gọi sự chia sẻ của chính người xem là game thủ của Free Fire.

Free Fire: Hack livestream công khai, lỗi của nhà phát hành hay do ý thức một bộ phận game thủ quá kém? - Ảnh 1.

Với những lời "dụ dỗ" sẽ tặng thẻ cào hoặc kim cương cho ai chia sẻ và để lại ID ingame, rất nhiều người xem đã hồn nhiên nghe và làm theo lời kêu gọi này từ hacker Free Fire. Từ đó, các livestream này không chỉ thu hút được khá nhiều lượt xem mà còn nhận được lượng chia sẻ từ chính người chơi của tựa game bắn súng sinh tồn này.

Đây thực sự là vấn đề đáng cảnh báo về ý thức của một bộ phận game thủ Free Fire và bản thân đội ngũ kiểm duyệt group. Từ trước tới nay, hack vẫn luôn là vấn nạn của Free Fire, nhưng để game thủ chia sẻ công khai livestream mà không có những biện pháp ngăn chặn thì thực sự là điều đáng quan ngại của cộng đồng tựa game này.

Free Fire: Hack livestream công khai, lỗi của nhà phát hành hay do ý thức một bộ phận game thủ quá kém? - Ảnh 2.

Như vậy, sẽ thật khó để có một tựa game eSports công bằng khi cộng đồng của Free Fire không kiên quyết loại trừ những thành phần "phá game" kể trên. Bởi suy cho cùng thì việc một tựa game bị hack thì lỗi đầu tiên xuất phát từ đội ngũ phát triển, vận hành không thể "bịt" hết lỗ hổng để người dùng lợi dụng. Nhưng nếu game thủ văn minh, cộng đồng có văn hóa thì tình trạng này sẽ phần nào được cải thiện. Tuy vậy vì lòng tham, vì sự nhẹ dạ mà rất nhiều game thủ đang chung tay để hacker ngày càng hoành hành trong Free Fire nói riêng cũng như nhiều tựa game mobile khác nói chung.

Free Fire: Hack livestream công khai, lỗi của nhà phát hành hay do ý thức một bộ phận game thủ quá kém? - Ảnh 3.

Có thể thấy, việc tạo ra một tựa game mà không có hack là công việc không hề dễ dàng. Ngay cả những nhà phát triển và phát hành lớn trên thế giới cũng chẳng thể cam kết 100% rằng sản phẩm của họ không thể bị xâm nhập. Công cụ chống hack càng hiện đại thì tool hack ngày càng được update để phá vỡ rào cản bảo vệ của nhà phát hành.

Chính vì vậy, bên cạnh việc nỗ lực chống hack của NPH thì ý thức game thủ được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo nên một tựa game công bằng và trong sạch. Nếu cộng đồng cùng chung tay đẩy lùi vấn nạn hack, mỗi bản thân game thủ đều nói không với công cụ gian lận thì sẽ có những tựa game công bằng thực sự. Nhưng đáng buồn là điều này lại rất khó để trở thành hiện thực với thị trường game mobile Việt nói chung cũng như bản thân tựa game mobile sinh tồn Free Fire nói riêng.

Free Fire: Hack livestream công khai, lỗi của nhà phát hành hay do ý thức một bộ phận game thủ quá kém? - Ảnh 4.

Chiên Dịch Huyền Thoại từng bị "phá nát" vì hack

Hy vọng rằng, Free Fire sẽ không đi vào vết xe đổ của các tựa game bắn súng khác tại thị trường Việt Nam như Chiến Dịch Huyền Thoại hay Crossfire Legends – những tựa game nổi tiếng với lượng người chơi thích làm "siêu nhân" mà không muốn xuất phát từ khả năng thực sự của mình.