Vì sao nền Liên Minh Huyền Thoại Đông Nam Á vẫn chỉ là vùng trũng?

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 02/10/2015 01:43 PM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Mặc dù đã có nhiều bước tiến mới, các đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại Đông Nam Á vẫn còn thua xa cường quốc trên thế giới.

Giấc mơ đi chung kết Liên Minh Huyền Thoại thế giới – giấc mơ của bao đội tuyển chuyên nghiệp đến từ nhiều quốc gia, khu vực khác nhau. Bởi nhờ sự kiện này, họ đem về danh dự, tiếng thơm cho bản thân, toàn đội và đất nước, được gặp gỡ, giao lưu, cọ sát với các game thủ top đầu trên thế giới. Tuy nhiên, để với tay đến tầm của họ, khu vực Đông Nam Á chẳng biết bao giờ mới đạt tới đẳng cấp ấy. Chúng ta cùng điểm qua lí do tại sao Đông Nam Á lại đi sau thế giới quá nhiều như vậy nhé.


Liên Minh Huyền Thoại Đông Nam Á thua kém khá xa với thế giới.

Liên Minh Huyền Thoại Đông Nam Á thua kém khá xa với thế giới.

I. Nền tảng Esports không vững vàng

Với các cường quốc Liên Minh Huyền Thoại trên thế giới, họ cũng phải bắt đầu phát triển từ các bộ môn thể thao điện tử khác thì mới đạt được như vậy. Ví dụ như Trung Quốc dựa trên DOTA và DOTA 2 đạt tới đỉnh cao thế giới, Hàn Quốc không đối thủ ở bộ môn StarCraft, Châu Âu cùng Bắc Mĩ lại bá đạo với CS:GO. Sở hữu nền tảng có sẵn, họ nhanh chóng phát triển các bộ môn khác rất dễ dàng bởi nhà tài trợ luôn hỗ trợ toàn đội.


Esports ở các quốc gia khác có nền móng vững chắc.

Esports ở các quốc gia khác có nền móng vững chắc.

Ví dụ như Counter Logic Gaming, họ có rất nhiều tuyển thủ ở bộ môn khác nhau ở chung một Gaming House chẳng hạn. Chừng đó là đủ để chứng minh rằng nền tảng ảnh hưởng rất nhiều vào tốc độ phát triển. Bởi vậy, World Elite của Weixiao, Misaya chinh phục thế giới chỉ sau một khoảng thời gian ngắn Liên Minh Huyền Thoại Trung Quốc phát triển.

Ở Việt Nam thì có bộ môn gì? Đế chế hả? Đế Chế trên thế giới có mấy ai chơi không? Tất nhiên không, vậy đến DOTA vậy. Starsboba của Việt Nam từng vô địch World Cyber Game 2009 của khu vực Châu Á, giành được nhiều thành công lớn. Buồn thay, nền DOTA lúc đó chỉ bắt nguồn tự phát, do các thành viên tập trung luyện tập, không có nhà tài trợ, được giải thì ăn, không giải thì đói.


Không nhà tài trợ, tổ chức tự phát, được thì ăn, không thì nhịn.

Không nhà tài trợ, tổ chức tự phát, được thì ăn, không thì nhịn.

Còn với bây giờ, Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam còn quá nhiều thị phi, phức tạp và rắc rối. Miếng cơm còn khó kiếm, niềm đam mê không thể giải quyết cho cái “Dạ dày” được. Bởi vậy, Archie đã từng nói: “Nếu SOFM và Optimus quay về thế hệ xưa, hai đứa sẽ làm nên rất nhiều chuyện đấy”.

II. Cái nhìn của xã hội không ổn, thiếu đầu tư vào Esports

Chính vì cái nhìn của xã hội không ổn, thể thao điện tử còn vấp phải rất nhiều khó khăn để đi lên. Ở các nước khác, họ coi Esports như một ngành nghề kinh doanh, đầu tư như du lịch, thương mại,… và có thể “Hái ra tiền”. Bởi vậy, không ít nhà tài trợ muốn nhảy vào kinh doanh, đầu tư để quảng bá hình ảnh, thu về dịch vụ quảng cáo trong khi số tiền bỏ ra. Có thể các bạn chưa biết: “Trả lương cho các game thủ còn rẻ hơn rất nhiều so với chiến dịch Marketting của công ty lớn mà hiệu quả lại cao”.


Vì đầu tư lời cao, các nhà tài trợ đổ xô vào cho Esports.

Vì đầu tư lời cao, các nhà tài trợ đổ xô vào cho Esports.

Còn ở Việt Nam, nhà tài trợ còn lo lắng rằng đầu tư này có thiệt không, liệu có thu về nhiều quá hay ít quá hình ảnh so với số tiền bỏ ra. Do đó, cứ chăm chăm vào “Nồi cơm” của nhau, làm sao các game thủ có thể thoải mái tập luyện mặc dù 2 bên là đối tác. Đến bao giờ các nhà tài trợ chi mạnh tay cho đội tuyển, thể thao điện tử mới bắt đầu đi lên được.

III. Thua kém về trình độ, kĩ năng lẫn chiến thuật

Phải công nhận rằng game thủ Việt Nam vô cùng thông minh nhưng chủ yếu theo kiểu khôn lỏi. Với các game thủ nước ngoài, họ rèn luyện trí não, tập trung tối đa qua từng tình huống cụ thể nên họ thăng tiến trình độ rất nhanh.


Game thủ nước ngoài có chế độ luyện tập, ăn uống sinh hoạt chuẩn mực.

Game thủ nước ngoài có chế độ luyện tập, ăn uống sinh hoạt chuẩn mực.

Nhờ phát triển hơn về kinh tế, game thủ ở các cường quốc tập luyện, ăn uống, sinh hoạt theo giáo án, kế hoạch có sẵn nên vừa thăng tiến trình độ, họ còn cải thiện tinh thần nữa. Còn ở các nước còn đang phát triển Esports như chúng ta, chỉ cần một dàn máy kết nối Internet, thích luyện thì luyện, thích ngủ thì ngủ, thích ăn thì ăn mà thôi.

Nhìn Bangkok Titans thua hôm qua, các cổ động viên Đông Nam Á cảm thấy xót xa phần nào cho đại diện Thái Lan cũng như toàn bộ đội tuyển trong khu vực. Thua về kĩ năng đã đành, chiến thuật di chuyển còn “Tèo” ngay từ bước đầu, trận đấu coi như kết thúc với 4 mạng thuộc về Deft. Trong khi đó, BKT không đối thủ ở Đông Nam Á, thậm chí gần áp đảo so với phần còn lại.


Chỉ có hơn 20 phút một trận, cơ mà đã nát từ đầu game.

Chỉ có hơn 20 phút một trận, cơ mà đã nát từ đầu game.

IV. Họ có nhà phân tích, huấn luyện viên chất lượng

Vì mọi thứ còn sơ sài, nuôi game thủ còn khó chứ chưa nói đến Huấn Luyện Viên, các đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại của chúng ta thường chỉ quy tụ 6-7 thành viên là thành một team có thể thi đấu. Vào thi đấu chính thức, các thành viên thường chơi theo bản năng, ai nghĩ gì thì Call đấy, như Boba Marines đã trả lời phỏng vấn vậy.


Như Boba Marines, ai cũng có thể Call Team.

Như Boba Marines, ai cũng có thể Call Team.

Còn trên thế giới, các đội tuyển có người phân tích, huấn luyện viên chiến thuật lâu năm, dày dặn kinh nghiệm. Từ đó, họ hình thành cả giáo án, các buổi học riêng, áp đặt và thực hành các chiến thuật ngay tại chỗ, tận dụng từng kẽ hở của game.

Chắc hẳn các bạn đều thấy anh chàng tóc hoe hoe của BKT trên màn hình, chỉ đạo Ban/Pick có phải không? Theo như các chàng trai Thái Lan chia sẻ, anh mới chỉ gia nhập đội tuyển được 3 tháng, tham gia nhiệm vụ phân tích, hỗ trợ chiến thuật chứ không phải Huấn Luyện Viên chính thức. Bởi vậy, phát băng trụ đầu tiên 4vs2 đã quyết định thế cục trận đấu rồi. Còn ở Việt Nam, số đội tuyển sở hữu Huấn Luyện Viên rất ít, thậm chí đếm trên đầu ngón tay mà thôi.


Pha băng trụ quyết định trận đấu.

Pha băng trụ quyết định trận đấu.

IV. Giải pháp nâng cao trình độ

Thật khó để đưa ra giải pháp vì thể thao điện tử phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế và cách nhìn nhận của xã hội. Khi đã ổn định, các nhà tài trợ mới chịu chi mạnh tay thì mới dẫn tới có huấn luyện viên, chuyên tâm luyện tập, cải thiện kĩ năng, chiến thuật. Dù sao, thể thao điện tử Đông Nam Á đã có những bước tiến mạnh so với thời cách đây khoảng 5-6 năm. Giờ chỉ là chờ đợi mà thôi, đợi đến khi thế giới bỏ nghề này thì chúng ta mới bắt đầu đạt tới độ phát triển.