Vì sao game thủ chuyên nghiệp thường dễ sa sút?

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 26/05/2015 11:59 PM

Trong công việc của mình, game thủ MOBA chuyên nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực, sa sút phong độ là chuyện sớm hay muộn mà thôi.

Để vươn tới thành công, các game thủ MOBA phải chịu rất nhiều sức ép, sự cạnh tranh,… với những tham vọng đỉnh cao, khẳng định cái tôi và hơn hết là mưu sinh. Có người đạt được nguyện vọng trong khoảng thời gian ngắn, có người thất bại ngay từ những thời khắc đầu tiên. Tuy nhiên, khi đạt đến đỉnh cao, game thủ MOBA lại sa sút phong độ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta cùng điểm qua những lí do cơ bản khiến game thủ MOBA sa sút trình độ nhé.

cover.jpg

1. Do phong độ thất thường

Chuyện game thủ thi đấu theo phong độ không còn quá xa lạ với các game thủ chuyên nghiệp và bán chuyên trên thế giới. Chúng ta nói về các game thủ bình thường trước. Trong các trận đấu thuộc bất kì game nào đi chăng nữa, việc mỗi người chơi game hay game tệ không thể tránh khỏi. Trong một thời gian dài, có những khoảng thời gian game thủ thi đấu “vô đối” lại có lúc “tạ không thể đỡ”. Dù nhận ra được điều này, khá nhiều người vẫn cố gắng bám trụ vì niềm đam mê với tựa game. Tuy nhiên, khá buồn cho cộng đồng game thủ bởi những đồng đội chỉ nhìn vào thành tích tệ hại mà thôi.

Game thủ chuyên nghiệp thì khắt khe hơn một chút bởi họ phải thi đấu cọ sát trong thời gian dài nên phong độ ổn định phải luôn theo bên mình. Khi xuống phong độ, game thủ sẽ bị đào thải ngay lập tức vì không đạt những yêu cầu chuyên môn đề ra. Ngay cả những huyền thoại DOTA 2 một thời như Loda, Vigoss hay toàn bộ Na`Vi đều bất ổn trong khoảng thời gian không hề nhỏ. Không chịu kém cạnh, huyền thoại Toyz, Misaya, Weixiao cũng thi theo những người đồng nghiệp.

bk_280ec96ed23f6651af557dfe6c84b668_Kv7ckH.jpg

Loda thời vẫn dưới nick name LiveAndLetLoda 7 năm về trước.

2. Ảnh hưởng bởi Meta Game

Meta Game là một khái niệm cụ thể nhưng lại vô cùng trìu tượng. Meta Game mang ý nghĩa “bài toàn chiến thuật “từ cách dàn trận, cách chọn tướng, cách triển khai chiến thuật để giành được thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, không một ai biết Meta Game sẽ như thế nào trong tương lai bởi những thay đổi đến từ nhà phát hành, những khám phá mới, thử nghiệm mới đến từ các đội tuyển chuyên nghiệp,…

Trong quá khứ, không ít người bị Out Meta dẫn tới kết thúc sự nghiệp hoặc an phận với đội tuyển tầm thấp. Đa số họ đều không bắt kịp với những thay đổi mới, những thời thế mới dẫn tới ảnh hưởng toàn đội tuyển mình thi đấu. Không chỉ game thủ chuyên nghiệp, những người chơi bình thường cũng có thể chơi tệ đi vì tướng tủ của mình bị nerf một cách thảm hại.

img20140804131304536.jpg

Flame - nạn nhân Meta Game.

3. Các game thủ trẻ “mọc lên như nấm”

Chuyện “Tre già măng mọc” là đường nhiên ở bất kì lĩnh vực nào. Tuy nhiên, ở các tựa game MOBA mang tính đối kháng cao, tre chưa kịp già thì măng đã mọc lên như nấm rồi. Các game thủ trẻ với một khao khát cống hiến, thể hiện bản thân, đầu óc, chân tay nhanh nhạy đánh bật các đàn anh ra khỏi đấu trường chuyên nghiệp. Dần dần, các người đàn anh nhanh chóng mất vị thế để rồi cay đắng “Về hưu sớm”.

18504-theshy.jpg

Boy The Shy thách thức game thủ chuyên nghiệp Hàn Quốc.

Trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam, các game thủ trẻ nổi lên rất nhiều, đặc biệt sau mùa 3. Một thời mùa 3, những Đắc Thắng, Tartarus, Hianry,… còn làm chao đảo đấu trường công lý Việt nhưng chỉ tròn một năm sau, họ hoặc đã mất tích hoặc không còn ở vị thế người đứng đầu. Gần đây, anh chàng The Shy 15 tuổi đã chứng mình cho thế giới rằng: “Mình không thua các bô lão Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp”

4. Khi đã có “Gấu”

Nghe có vẻ trọng trách đặt lên từ “Gấu” hơi nhiều nhưng quả thật là như vậy các bạn ạ. Ở các game thủ chuyên nghiệp, việc tập luyện quyết định rất nhiều tới khả năng thi đấu của game thủ trong bất kì trận đấu nào. Vì vậy, khi có người yêu, game thủ thường bị xao lãng, lơ là khung giờ tập luyện, đau đầu trong việc cân bằng thời gian. Đúng như ông cha ta đã nói, con gái vừa đơn giản vừa phức tạp nhưng lại vô cùng đáng sợ.

gau-game.jpg

Đã có gấu cũng khác bọt khá nhiều.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất chính là game thủ chưa có gấu lúc chưa nổi danh nhưng khi đạt tới đỉnh cao, họ mới có nhu cầu. Một phần vì lí do tài chính, một phần khi cái danh đến, game thủ “bị đeo bám” bởi nhiều fan girl. Khá nhiều tấm gương đã đi trước nên Faker mới đây tuyên bố rằng: “Tôi chỉ chú tâm luyện tập, không để ý tới chuyện yêu đương”.

faker-1420005363142.jpg

Faker nói không với người yêu.

5. Guồng quay của cuộc sống

Game thủ cũng là một ngành nghề để mưu sinh nhưng đặc thù của ngành này khá khắt khe và phức tạp. Bởi những người gắn bó với nghề này tầm 4-5 năm là rất dài nên thường họ phải tính toán về lâu về dài cho bản thân, cho gia đình. Có thể họ lo dư dả cho bản thân ở thời điểm hiện tại nhưng tương lai vô cùng khó đoán. Ở độ tuổi trẻ, mọi người có thể vô lo vô nghĩ nhưng sau vài năm, những suy nghĩ về guồng quay cuộc sống thực tế bắt đầu rộ lên. Chuyện thi đấu kém dần không thể tránh khỏi với bất kì người chơi chuyên nghiệp nào.

img9233-1.jpg

Xa rời đấu trường, game thủ chuyên nghiệp ngày nào cũng phải phải tính kế mưu sinh.

Thực tế đáng buồn ở Việt Nam, việc các game thủ chỉ hưởng mức lương trung bình không còn xa lạ với bất kì mỗi người. Trong khi đó, game thủ chuyên nghiệp phải đánh đổi quá nhiều như tuổi trẻ, sức khỏe, học vấn để nhận được mức lương bèo bọt đó. Sau đó, họ rốt cuộc gắn bó với ngành nghề khác chỉ sau 1-2 năm thi đấu, kết thúc và trở về con số xấp xỉ không tròn trĩnh.

>> Liên Minh Huyền Thoại: Cuộc đời “tội lỗi” của Incarnati0n – “Dopa” khu vực châu Âu