Tìm hiểu về vai trò đấu sĩ và đỡ đòn trong LMHT

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 20/08/2012 05:00 PM

Đấu sĩ (fighter) là một vị trí quan trọng trong mỗi trận đấu Liên Minh Huyền Thoại.

Đấu sĩ (fighter) là một vị trí quan trọng trong mỗi trận đấu Liên Minh Huyền Thoại. Lí do vô cùng đơn giản là bởi họ luôn là người dẫn đầu trong mỗi cuộc chiến cũng như nhận về mình phần nhiều sát thương. Tuy vậy, có những sự thật về các đấu sĩ mà không phải ai cũng biết, hãy cùng nhau hé lộ những điều thú vị này nhé.
 
1. Họ là ai?
 
Đấu sĩ là những tướng có giáp/kháng phép lớn và có lượng máu dồi dào để có thể trụ vững trên chiến trường, cũng như chịu sát thương cho cả đội. Hầu hết trong số họ đều là vị tướng đánh cận chiến bởi những tướng này có lượng giáp/kháng phép/máu khởi điểm lớn hơn so với những người anh em đánh xa của mình.
 
Yêu cầu cần thiết để trở thành một đấu sĩ hữu dụng là có khả năng tạo giáp hoặc hồi phục tốt, ví dụ như Garen với kĩ năng Bền Bỉ hay Renekton với Vũ Điệu Cá Sấu. Ngoài ra, khả năng nhận thêm kháng phép mỗi khi lên cấp cũng là một yếu tố quan trọng cho họ bởi hầu hết các tướng trong Liên Minh Huyền Thoại chỉ được nhận thêm giáp khi tăng cấp.
 
tim-hieu-ve-vai-tro-dau-si-va-do-don-trong-lmht
 
Không chỉ cứng cáp với lượng máu của mình, các đấu sĩ còn có thể gây sát thương khá tốt, đôi khi là mạnh hơn cả các tướng chủ công (carry) do vậy lối mua đồ của các chiến binh này cũng rất đa dạng. Thay vì cách chơi truyền thống sử dụng Giáp máu Warmog vàTrường thương Atma,các đấu sĩ giờ đây có thể mua các trang bị tăng sát thương như Huyết Kiếm hay Búa Băng mà vẫn đảm bảo được sự trâu bò của mình nhờ sử dụng ngọc bổ trợ và bảng bổ trợ hợp lí.
 
2. Xếp nhầm chỗ
 
Các vị tướng trong Liên Minh Huyền Thoại được chia thành nhiều lớp như cận chiến (melee), sát thủ (assassin), hỗ trợ (support)... và tất nhiên là có cả đấu sĩ nhưng vẫn còn đó những tướng bị phân loại nhầm.
 
Có thể kể đến những ví dụ như Lee Sin hay Irelia được xếp vào cận chiến và sát thủ, trong khi độ "đỡ đòn" của hai chiến binh này là không thể chối cãi. Lee Sin với Hộ Thể/Kiên Định có thể luôn giữ được trạng thái sung mãn của mình ở đường trên, trong khi Irelia mỗi khi kích hoạt Kiếm Thuật Hiten không chỉ hồi máu nhiều hơn mà còn gây sát thương chuẩn lên đối phương.
 
tim-hieu-ve-vai-tro-dau-si-va-do-don-trong-lmht
 
Ngoài ra, các tướng như Blitzcrank hay Nunu cũng được xếp ở vị trí đỡ đòn trong Liên Minh Huyền Thoại nhưng vị trí của họ trong các trận đấu thường là hỗ trợ và nhiệm vụ đỡ đòn chỉ là phần phụ. Các bạn hãy linh hoạt trong việc lựa chọn chiến binh cho vị trí đỡ đòn của mình nhé.
 
3. Sự cân bằng
 
Như đã nói ở trên, một đấu sĩ đôi khi có thể gây sát thương tốt hơn cả các tướng chủ lực, vậy đâu là lí do mà vị trí tướng chủ lực (ad carry) luôn xuất hiện trong mỗi game chứ không phải là hai đấu sĩ? Câu trả lời là Liên Minh Huyền Thoại đã được Riot Games cân bằng một cách tối đa, và định nghĩa "siêu nhân" không hề tồn tại trong tựa game này.
 
tim-hieu-ve-vai-tro-dau-si-va-do-don-trong-lmht
 
Mặc dù một Olaf hay Irelia với tỉ số 5/0 có thể vô cùng bá đạo và sẵn sàng lao vào bất cứ đối thủ nào nhưng ngoài đấu sĩ, trong Liên Minh Huyền Thoại còn tồn tại một lớp khác với cái tên gọi "đỡ đòn" (tanker), chính những vị tướng này sẽ là người cản bước tiến của đấu sĩ đối phương khi hắn quá khỏe.
 
Các tướng đỡ đòn bậc nhất có thể kể đến Galio, Amumu hay Rammus bởi khả năng lật ngược tình thế của mình. Galio, Amumu với một cú chiêu cuối hay Rammus với một cú Khiêu Khích chuẩn xác có thể làm rối loạn đội hình đối phương, giúp đồng đội thỏa sức tung hoành. Trong khi đó, đấu sĩ vẫn có thể "chịu đòn", nhưng khi quá tập trung vào gây sát thương, độ chịu đòn của họ sẽ không còn được bảo đảm.
 
4. Trường hợp đặc biệt: Kayle
 
Kayle là đấu sĩ duy nhất có khả năng đánh xa trong Liên Minh Huyền Thoại khi kích hoạt Công Lí Thịnh Nộ của mình. Bên cạnh đó, với khả năng đánh lan và gây thêm sát thương phép thuật, Kayle có thể được sử dụng theo lối mua đồ sát thương vật lí và khả năng chí mạng mà hoàn toàn bỏ qua các trang bị tăng máu và giáp.
 
tim-hieu-ve-vai-tro-dau-si-va-do-don-trong-lmht
 
Lí do là với kĩ năng cuối Bất Tử Hộ Thân của mình, Kayle có thể hóa phép trong thời gian đến 3 giây và với đồ Vô Cực Kiếm, 3 giây là quá đủ để Kayle hạ gục đối phương. Ngoài ra, Bất Tử Hộ Thân cũng có thể được sử dụng để bảo vệ một đồng đội trong tình huống nguy hiểm. Hãy cẩn thận với Kayle.
 
(theo Garena)
Xem thêm:

eSport