Thảo luận về cách chia lane trong đấu trường DOTA 2

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 26/08/2013 02:39 PM

Qua trình ra quyết định trong giai đoạn đi lane của các dội DOTA 2 hàng đầu như thế nào?

Trước khi đi vào chi tiết thì tôi sẽ miêu tả một chút về khái niệm mà chúng ta thường gọi là “đi lane” trong DOTA 2. Sau khi quá trình ban pick kết thúc là lúc các team quyết định sẽ để cho 5 hero của họ chia lane như thế nào, điều này rất quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn tiếp theo của trận đấu. Ví dụ, sau lượt ban-pick 2 team A và B đã quyết định đấu tri-lane và để cho lane còn lại của họ là cuộc chiến 1v1. 

Thảo luận về cách chia lane trong đấu trường DOTA 2 1

Team A có 2 hero có thể solo lane được là Outworld Devourer và Queen of Pain, trong khi bên team B là Razor và Nature Prophet. Thông thường 2 team sẽ để cho OD solo mid với Razor, trong khi solo lane sẽ là cuộc đấu của QoP và NP. Như vậy rõ ràng team B sẽ có lợi thế hơn vì Razor hoàn toàn có thể đè được OD ở mid, tương tự NP sẽ không quá lép vế trước QoP. 

Tuy nhiên trong quá trình chia lane, team A hoàn toàn có thể để OD vs NP, trong khi QoP vs Razor, điều đó sẽ cho kết quả hoàn toàn ngược lại. Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến phong cách đi lane khác nhau của các team hàng đầu, bắt đầu với:

Phong cách “All-in-lane”(ví dụ: đội hình cũ của Empire - Goblak, Scandal, Blowyourbrain, Silent, Funn1k hoặc đội hình hiện tại của Liquid).

Phong cách này chủ yếu hướng đến việc giành chiến thắng trong giai đoạn đi lane. Họ pick những hero có thể giúp họ áp đảo ở tất cả các lane. Những team theo phong cách này thường có xu hướng đấu tri-lane và để cho một hero đi solo lane ngắn của mình đối đầu với off-laner của team kia. Đội hình 5 người của họ thường không có chiến thuật nào đặc biệt, vì kế hoạch của họ là vươn lên trước cả về số gold và exp trong giai đoạn đầu và tận dụng lợi thế đó để chiến thắng. 

Họ cũng không nhất thiết phải chiến thằng cả 3 lane, đôi khi 2 lane cũng là đủ. Họ chấp nhận 1 vài bất lợi nhỏ ở tri-lane (như đổi mạng hoặc thậm chí là feed một vài kill cho đối thủ), miễn là solo laner của họ vẫn đang giành lợi thế. Họ biết rằng những hero với level lớn hơn sẽ rất nguy hiểm trên map và tác động của chúng đến chiến thắng là không hề nhỏ.

Điểm mạnh: Đối thủ sẽ không biết được họ đang suy tính điều gì trong quá trình ban-pick.

Điểm yếu: Nó đòi hỏi một màn trình diễn thuyết phục vào đầu game, cũng như việc kiểm soát bản đồ và dự đoán được hành động của đối phương.

Thảo luận về cách chia lane trong đấu trường DOTA 2 2

Razor sẽ đè được NP ở safelane, trong khi Clock cũng sẽ chiếm lợi thế trước Magnus ở mid, và tri-lane tấn công của họ cũng rất nguy hiểm. Sự phối hợp của đội hình này trong combat hãy còn là dấu hỏi, tuy nhiên Liquid sẽ tận dụng lợi thế từ giai đoạn đi lane để chiến thắng.

Phong cách Right-Balance: (ví dụ: Alliance).

Phong cách này an toàn nhất và do đó nó cũng phổ biến nhất. Nó bao gồm việc giữ cân bằng giữa các lane để đảm bảo họ không bị nghiền nát, đồng thời cả 5 hero của họ sẽ gắn kết với nhau theo một chiến thuật đã định trước. Đây là một đội hình chuẩn, tuy nhiên nó cũng rất dễ dự đoán. Họ sở hữu càng nhiều hero có khả năng farm thì áp lực đè lên đối phương là càng lớn.

Điểm mạnh: Nguy cơ thất bại giảm xuống, và áp lực luôn dồn về phía đối phương.

Điểm yếu: Dễ dàng đoán biết được. 

Thảo luận về cách chia lane trong đấu trường DOTA 2 3

Đội hình phổ biến của Alliance, safelane của họ là Kotl/Visage/PL, rất khó để có thể đè được họ. Clock đi mid phòng thủ rất chắc chắn và NP là 1 trong những hero solo offlane tốt nhất. Rất khó để có thể tìm ra điểm yếu trong đội hình này của họ và ngăn cản họ farm. Về sau combo Kotl + NP + PL sẽ cho phép họ chia ra farm 1 cách an toàn cũng như gây áp lực lên toàn bản đồ.

Phong cách Lanes-Do-Not-Matter (ví dụ: LGD.cn)

Phong cách này gần như đã biến mất, vì quá trình đi lane yếu sẽ khiến team gặp khó khăn, việc để thua thiệt về gold và exp đòi hỏi họ phải có những combat thành công mới có cơ hội thắng cuộc. Đội hình này hướng đến khả năng phối hợp của cả 5 thành viên, đó có thể là những hero combat khủng khiếp, hoặc những hero kiểm soát toàn map với các skill global…. Quá trình chia lane sau đó được quyết định theo mức độ, các hero cần farm sẽ được farm nhiều hơn, các hero cần level cao sẽ được ưu tiên solo….Đội hình này được chia lane theo kiểu 3-1-1.

Điểm mạnh: Chiếm ưu thế vào mid game.

Điểm yếu: Kết quả của trận đấu lại phụ thuộc nhiều vào hành động của đối thủ.

Thảo luận về cách chia lane trong đấu trường DOTA 2 4

Một đội hình cơ bản của LGD.cn. Họ có tới 2 hero solo đánh gần mà không cần cân nhắc xem có thể đối đầu với đối thủ ở lane không. Điều đó gần như chắc chắn khiến họ thua thiệt ở 2 lane. Tuy nhiên combo của họ rất đáng sợ về late với Magnus/Tidehunter/Alchemist, sẽ cho phép họ chiến thắng các combat lớn mặc dù họ yếu thế hơn cả về gold và exp, và từ đó, cho phép họ đi đến chiến thắng cuối cùng.

Các phong cách trên có một điểm chung đó là chúng khá dễ đoán. Tuy nhiên với Na`Vi 2012 lại khác, không ai có thể dự đoán được họ sẽ chia lane thế nào. Điều đó khiến cho họ rất mạnh, khi mà rất khó để các team ban-pick chống lại họ.

Bây giờ là thời gian để cho cho các bạn thảo luận xem liệu phong cách nào là tuyệt vời nhất và có cách nào counter lại chúng hay không, và hẹn gặp lại trong các bài viết sau.

Theo 7ckngmad’s blog