Tại sao game thủ DotA thường thể hiện kém ở late game

PV  | 25/04/2012 02:00 PM

Rất nhiều game thủ DotA dù thể hiện rất tốt ở early hay mid game thì vẫn lâm vào thế bị động hay không biết làm gì ở late game dẫn đến kết quả không như mong đợi.

Một trận đấu DotA thường được chia làm 4 giai đoạn bao gồm thời gian chuẩn bị, early, mid và late game. Một game thủ DotA thông thường hay đánh public và ít war-team sẽ hay lâm vào tình trạng không biết làm gì khi trận đấu bước vào late game. Hay nói chính xác hơn là lâm vào thế bị động làm ảnh hưởng đến kết cuộc trận đấu.

Những người chơi kinh nghiệm sẽ chủ động cả ở late game.

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này và những điều lưu ý quan trọng ở giai đoạn quyết định của trận đấu:

Nguyên nhân

Chắc hẳn rất nhiều người chơi DotA hiện nay bao gồm cả bạn cũng mắc phải một điểm yếu đó là rất thiếu kinh nghiệm ở late game. Thật sự, rất nhiều game thủ chơi rất tốt ở early và mid, farm nhanh và gank tốt và có thể đạt godlike nhưng khi trận đấu bước sang phút 30 trở đi. Game thủ đó sẽ bắt đầu bối rối và thể hiện sự non tay của mình. Trước đó, game thủ này đã xác định được những core item như kiếm blink (Kelen’s Dagger), giày bay (Boot of Travel), thậm chí là Radiance đi nữa thì sau đó vẫn không biết lên item gì thích hợp cho trận đấu.

Chỉ cần vài lần push thất bại, team bạn sẽ lâm vào thế bị động sớm.

Không chỉ riêng một người chơi mà thậm chí một team, sau khi gank và push tốt ở early và mid thì đến late game, bắt đầu bị úp ngược, push không xong, gank không được, late thì có vẻ không bằng team địch. Thế là dần dần thua vì không có định hướng hay lối chơi rõ ràng ở giai đoạn quyết định của trận đấu.

Lý do thứ nhất
 
Ta dễ thấy là những người chơi hay gặp tình trạng này là do hay chơi public DotA thay vì war-team. Việc chơi những trận đấu vô thưởng vô phạt và mang mục đích giải trí nhiều sẽ làm người chơi ít biết dến late game. Trong khi có hàng chục lý do có thể ảnh hưởng trận đấu khiến một game DotA public có thể kết thúc sớm trước phút 30, nào là quitter, disconnecter, thua non và đội hình chênh lệch. Trong khi với war-team thì hầu hết những vấn đề đó đã được đảm bảo hơn nên khả năng trận đấu về late cao hơn nhiều so với DotA public.

Thua non trong public DotA xảy ra khá thường xuyên.

Việc chơi càng nhiều trận đấu về late sẽ mang lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm và bạn sẽ biết cách đối phó thế nào.
 
Lý do thứ hai
 
Là hero của bạn chơi quá đa năng hoặc có thể lên nhiều item khác nhau nhưng bạn lại không giỏi trong việc chọn một lối chơi phù hợp ở late game. Nên nhớ trong DotA, mỗi đội hình có thể có một lối chơi khác biệt qua từng giai đoạn, chẳng hạn một team nhiều late thì giai đoạn early và mid đều như nhau là cắm đầu farm và phòng thủ nhưng khi sang late thì bắt đầu công cuộc đồ sát và phô trương sức mạnh. 

Late game mang tính quyết định nên sẽ rất có ưu thế nếu ta tạo được thế chủ động.

Do đó, nếu một người chơi cầm một hero ganker và có thể gank tốt ở early và mid nhưng khi sang late, các hero địch bắt đầu mạnh thì việc gank trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đồng nghĩa với việc bạn phải thay đổi lối chơi và chọn những item phù hợp hơn như là farm hoặc push thay vì gank như cũ.

Lý do thứ ba
 
Là do vai trò của người chơi, thường thì các support hero là khó chơi nhất khi về late game. Còn các carrier hay late hero thì dễ hơn vì đã xác định rõ mục tiêu ở late game là hoàn thành những item cuối cùng để mạnh càng mạnh hơn.

Spectre là một late hero đáng sợ nhất nhì DotA.

Trong khi các supporter hay ganker thì sau một giai đoạn early và mid cố gắng gank, push cật lực thì giờ không biết lên item nào là tốt nhất. BKB cho các support mạnh như Rylai, Witch hay lên thêm Pipe (Hood 2) hoặc Ancient Janggo of Endurance, Ghost Form…

Trên đấy là một số lý do khiến bạn lâm vào tình trạng bị động ở late game nhưng hãy cố gắng khắc phục và có định hướng rõ ràng và xác định rõ mình cần phải làm gì. Late game sẽ không còn là vấn đề lớn nữa.
Xem thêm:

DotA

eSport