Phải chăng Liên Minh Huyền Thoại đang đặt nặng chữ "Tiền"?

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 21/11/2014 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Khác hẳn các mùa giải Liên Minh Huyền Thoại trước, mùa thi đấu thứ 5 được cho rằng là mùa giải bị “Thương Mại Hóa” quá nhiều.

Liên Minh Huyền Thoại mang lại rất nhiều cảm xúc cho các game thủ, nhà chuyên môn cùng các fan hâm mộ. Vui có, buồn có, những nụ cười, những giọt nước mắt, những cảm xúc vỡ òa cho đến những lần đập bàn phím, tất cả tạo nên một bản sắc riêng cho nền e-Sports trên toàn thế giới. Từ mùa 1 tới nay, chúng ta có thể thấy sự quan tâm và hâm mộ của các khán giả tăng dần dần theo thời gian.

Tuy nhiên, khi mọi thứ đã đi quá xa, những chất thực dụng, tính toán lên ngôi thay vì niềm đam mê. Bằng chứng là các game thủ tìm tới miền đất hứa với mức lương khủng, các giải đấu làm nền cho các nhà kinh doanh, các hãng quảng cáo và Ekip làm chương trình.

Picture 1

1. Khi đứng trên đỉnh vinh quang, các Tân Vương đã cảm thấy chán?

Vừa vô địch chung kết thế giới mùa 4, tất cả đã bất ngờ khi nhận được tin đại gia đình Samsung giải thể. Thoạt nhìn Blue có vẻ thua White một cách tương đối dễ dàng nhưng người Hàn Quốc luôn có một tư duy chiến thuật tuyệt vời, linh hoạt trong từng bước di chuyển và luôn tạo sự bất ngờ cho game thủ. Tóm lại, ở thời điểm đó, gia đình Samsung không có đối thủ trên đấu trường chuyên nghiệp.

Rất bất ngờ, ngay sau khi giành chức vô địch, đại gia đình Samsung dường như đã hết cảm hứng chiến đấu. Lần lượt các thành viên chia tay với đội tuyển chính thức để tìm con đường riêng cho bản thân mình. Có người tìm bến đỗ mới, có người tạm nghỉ một thời gian để chuyên tâm vào con đường khác. Thật đáng buồn, chúng ta không còn chứng kiến một thế lực của Liên Minh Huyền Thoại đương đại nữa.

Picture 2

Tiệc chia tay của đại gia đình Samsung.

2. Phải chăng game thủ chuyên nghiệp chiến đấu vì lương, vì tiền thưởng

Câu hỏi này đang trở thành một quan ngại trong tương lai. Rất nhiều game thủ nổi tiếng tầm cỡ thế giới tìm bến đỗ chắc chắn hơn, dày túi hơn để thi đấu. Điển hình là các chuyển nhượng từ khu vực Hàn Quốc sang Trung Quốc. Chúng ta có thể điểm qua một số cái tên như Deft, Dade,… Ngoài ra, các game thủ khác như Dandy, Pawn cũng nhận được rất nhiều lời mời hậu hĩnh từ các đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp khác. Đặc biệt, một “Ẩn sĩ giang hồ” khác là Dopa cũng đang định cư tại Trung Quốc. Nếu ngày hạn cấm được gỡ bỏ, rất có thể anh chàng lắm tài nhiều tật này sẽ thi đấu tại miền đất hứa này trong tương lai.

Picture 3

“Ẩn sĩ giang hồ” đã sẵn sàng xuất trận.

Các phóng viên và nhà chuyên môn cho biết rằng : Lương game thủ Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với Hàn Quốc. Nhiều thì tầm 5-10 lần, ít thì cũng phải 3-4 lần. Liệu rằng trong tương lai, niềm đam mê của các game thủ có còn như những ngày đầu, cái thời mà cảm xúc lên ngôi như chung kết mùa 2.

3. Chiêu mộ game thủ ngoại để kiếm thành tích

Thành tích cũng chính là tiền bạc. Và có thành tích, các tổ chức, nhà tài trợ mới có thể kí tiếp tục kí hợp đồng với các game thủ. Chính vì vậy, các đội Liên Minh Huyền Thoại quốc tế liên tục tuyển quân ngoại để tăng sức chiến đấu cho đội tuyển của mình. Điển hình như Team SoloMid, họ tuyển cả một huấn luyện viên người Hàn Quốc là Locodoco và sắp tới đây là Mata của Samsung White. Ngoài ra, Piglet cũng đầu quân cho Curse để thay thế cho xạ thủ Cop không còn được đánh giá cao.

Picture 4

Piglet - Dấu hỏi lớn ở bến đỗ mới.

Thêm một sự việc xoay quanh việc chuyển nhượng game thủ ngoại chính là luật một tổ chức chỉ được sở hữu một đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp duy nhất. Từ đó, bao game thủ đã mất chỗ đứng dẫn tới thất nghiệp. Nhiều game thủ phải tha hương, tìm cho mình mảnh đất ít màu mỡ hơn để phát triển phần sự nghiệp còn đang dang dở. Dẫu biết chuyển nhượng sẽ tăng sự kịch tính nhưng những game thủ bản địa sẽ làm nền và mất đi sự quan trọng ở đội tuyển.

4. Các giải đấu chuyên nghiệp bị thương mại hóa quá nhiều

Mỗi khi tổ chức một giải Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp quy mô tầm trung trở lên, các nhà sản xuất chương trình càng ngày càng tính toán kĩ việc thiệt mất về tài chính trước tiên sau đó mới quan tâm tới sự cuồng nhiệt của khán giả. Lợi nhuận được nhắc tới quá nhiều, dẫu biết phù hợp với xu thế hiện đại hóa nhưng sẽ phai mờ đi ý nghĩa chính của giải đấu.

Ngoài ra, các hãng tài trợ chương trình đan xen quá nhiều các quảng cáo, các hình thức PR để đánh bóng tên tuổi của họ. Các người hâm mộ thường có tâm lí tương đối khó chịu khi thấy hiện tượng trên nhưng phải chấp nhận để tiếp tục theo dõi các game thủ mà mình yêu thích. Nếu ở một chừng mực nào đó, chúng ta có thể chấp nhận được nhưng đây là tình trạng tràn lan trên cộng đồng và các kênh TV.

Picture 5

Quảng cáo tất nhiên phải có nhưng nên dừng ở mức độ.

5. Ở Việt Nam thì sao?

Nền e-Sports Việt Nam đang ở những bước đầu gây dựng và phát triển. Có thể nói, từ khi Liên Minh Huyền Thoại xuất hiện, e-Sports Việt Nam được đầu tư và phát triển hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta vẫn mắc một điều: “Sự đãi ngộ các game thủ ở mức kém”. Lí do đơn giản là các nhà đầu tư không mạo hiểm dốc tiền vào ngành đang chập chững từng bước như thế này. Chính vì thế, các game thủ chiến đấu vì tiền lương, tiền thưởng hơn là danh hiệu.

Nhắc lại chuyện buồn một chút, Ozone TPH cũng mắc phải vấn đề trên. Tan rã ngay trong ngày vinh quang, chúng ta không còn được chứng kiến một đội tuyển “Không Thể Cản Phá” ở DCS A. Vấn đề chính vẫn là tiền, cụ thể là chia tiền thưởng. Đó là sự đáng tiếc và mất mát không hề nhỏ của làng Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam.

Picture 6

Một thời “Không Thể Cản Phá” của Ozone TPH.

Hơn nữa, các game thủ Việt Nam bây giờ có xu hướng chạy theo đồng tiền. Cứ tiền to, cơ hội lớn là họ dấn bước chân theo. Có lẽ, đây là một xu thế không thể thay đổi theo thời gian ở Việt Nam khi mức sống game thủ chuyên nghiệp là quá thấp.

>> Xuất hiện Học bổng 10 tỷ cho sinh viên chơi giỏi Liên Minh Huyền Thoại