Những tựa game mà bạn có chơi cả đời chưa chắc đã giỏi

SmiLe  - Theo Trí Thức Trẻ | 09/03/2016 06:27 PM

Thật vậy, nhiều trò chơi có tính đối kháng hiện nay trên thế giới đòi hỏi người chơi phải thực sự tìm hiểu, hay thậm chí phải tập luyện một cách cực kì chăm chỉ và nghiêm túc, chứ không chỉ cứ chơi nhiều là sẽ giỏi.

Thật vậy, nhiều trò chơi có tính đối kháng hiện nay trên thế giới đòi hỏi người chơi phải thực sự tìm hiểu, hay thậm chí phải tập luyện một cách cực kì chăm chỉ và nghiêm túc, chứ không chỉ cứ chơi nhiều là sẽ giỏi.

StarCraft (hay StarCraft II)

StarCraft được xem là một trong những tựa game chiến thuật hay nhất từng được phát hành trên thế giới. Tuy nhiên, để chơi tựa game này là một chuyện, nhưng chơi giỏi lại là vấn đề khác.

Điều này đến từ chính bản thân nội dung chơi StarCraft, khi nó có quá nhiều mẹo và chiến thuật để tìm hiểu. Ngoài ra, game cũng yêu cầu người chơi phải bấm phím, cũng như di chuyển chuột một cách liên tục, và tất nhiên là càng nhanh thì càng tốt.

Thậm chí, cả cách xây nhà trong game cũng quyết định đến kết quả của trận đấu. Có quá nhiều thứ mà bạn phải tìm hiểu để chơi giỏi StarCraft và gần như chỉ có người Hàn Quốc mới làm được điều này. Nếu không tin, bạn có thể sang chơi server Fish bên Hàn để trải nghiệm cảm giác bá đạo của các game thủ chuyên nghiệp StarCraft tại xứ sở Kim Chi.

Counter-Strike (hay Counter-Strike: Global Offensive)

Vấn đề của Counter-Strike được thể hiện ở việc người chơi buộc phải xử lý tình huống cực kỳ khéo léo, đòi hỏi sự tập luyện một cách cực kỳ nghiêm túc trong thời gian dài chứ không phải cứ chơi nhiều là sẽ giỏi.

Đôi lúc, bạn thắc mắc rằng tại sao mình cứ ló mặt ra là bị... bắn gục chỉ bằng một viên đạn từ súng ngắm. Điều này một phần đến từ kinh nghiệm của bạn, cũng như của đối thủ.

Trên thực tế, những game thủ bắn Counter-Strike giỏi họ thường nắm rõ những vị trí, cứ điểm đẹp trên bản đồ để có thể dễ dàng hạ gục đối thủ một cách đơn giản nhất. Tất nhiên, điều này thì ai cũng biết nhưng vấn đề quan trọng hơn là những người chơi Counter-Strike giỏi biết xử lý tình huống cực khéo léo.

Ngoài ra, để có thể chơi giỏi Counter-Strike thì bạn còn cần biết phối hợp với đồng đội, cũng như rèn luyện kĩ thuật di chuyển, kĩ thuật ném bom, kĩ thuật bắn từng loại súng... Nói chung là rất rất nhiều.

DOTA 2

Cái khó của DOTA 2 đến từ việc người chơi cần phải am hiểu hết bảng skill của hơn 100 hero trong trò này, cũng như điểm mạnh, điểm yếu của chúng. Ngoài ra, mỗi hero lại có cách lên trang bị, cách tăng điểm skill riêng và thậm chí còn thay đổi sau mỗi phiên bản cập nhật.

Có thể, bạn chơi ở mức độ bình thường thì còn đơn giản, nhưng để đạt đến trình độ cao thì lại là cả một vấn đề.

Cái hay của DOTA 2 chính là tính tùy biến trong trận đấu, ví dụ như cách lên trang bị, khi nhiều trang bị có khả năng khắc chế nhau. Ngoài ra, nhiều hero có tính khắc chế nhau rõ rệt, mang lại hiệu quả cao trong trận đấu, nhưng chính điều này lại vô hình tạo thành rào cản

Ngoài ra, tốc độ phản ứng và khả năng di chuột, sử dụng skill cũng được đòi hỏi khá cao trong DOTA 2. Đôi lúc, những tình huống đòi hỏi người chơi phải xử lý thật nhanh và khéo léo, cũng như đòi hỏi kinh nghiệm cực kỳ phong phú.

Mortal Kombat

Nếu như bạn nghĩ rằng Mortal Kombat là một tựa game "chơi nhiều sẽ giỏi" thì bạn đã nhầm. Đây có thể xem là một trong những tựa game đối kháng "cực kỳ khó" trên thế giới, và bạn sẽ thực sự cảm thấy hoa mắt bởi các đòn combo liên tục của những người chơi giỏi.


Một chuỗi combo không tưởng của cao thủ Mortal Kombat

Một chuỗi combo không tưởng của cao thủ Mortal Kombat

Không giống như nhiều tựa game đối kháng hiện nay như Street Fighter, Mortal Kombat vẫn cho phép người chơi đánh đối thủ đến... bất tỉnh, và không thể phản lại đòn lại được.

Thật vậy, Mortal Kombat vẫn cho phép người chơi thực hiện các chuỗi combo liên tục, đánh đến đối thủ bất tỉnh, không thể trả đòn và người chơi buộc phải chấp nhận điều này. Tất nhiên, để có thể thực hiện được các chuỗi skill liên tục này thì việc tập luyện là không hề đơn giản một tí nào.