Những tính xấu có thể khiến bạn "ăn hành" khi chơi DotA

DH  | 16/10/2011 0:00 AM

Sự kiêu căng tự mãn hay quá tham lam của bạn sẽ khiến team nhận lấy những trận hành cay đắng.

Đối với DotA, một bộ môn eSport chính thống thì ngoài việc rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm, trau dổi trình độ thì việc bỏ đi những đức tính xấu cũng rất quan trọng. Vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến lối chơi của bạn và có thể khiến bạn luôn luôn nhận lấy phần thua trong DotA chỉ vì những đức tính đó. 

1. Quá tự ti

Bạn là một người vốn rất cầu toàn trong cuộc sống, luôn luôn tính toán một cách kỹ càng và rất nể những ai giỏi hơn mình. Điều đó tốt nhưng nếu trong một trận đấu DotA mà bạn ngay từ đầu game khi thấy một game thủ nào đó có level Garena cao, hoặc từng nghe danh game thủ rất pro ở room đó thì bắt đầu nản, thấy trước một trận hành thì bạn đã rất sai lầm.

Yếu tố tâm lý tác động rất mạnh đến quá trình thi đấu. Một game thủ sẽ rất khó đảm bảo phong độ của mình khi luôn nghĩ trận đấu này sẽ thua, sẽ ăn hành và đối phương chơi quá hay, chúng ta không có cửa thắng... Bạn có thể farm và gank tốt nhưng khi vào một trận đấu clan war, bạn nghiêm trọng hóa vấn đề và bắt đầu sợ feed, không dám ra last hit hoặc không dám gank vì nghĩ gank không được.


Hãy mạnh dạn đi gank dù đối phương đang chơi áp đảo.

Lời khuyên: Điều đầu tiên bạn phải dẹp bỏ lối suy nghĩ đó vì nó sẽ giết chết trình độ của bạn. Một chút tự tin và đừng nghĩ DotA quá to lớn, một game thủ có thể rất xuất sắc nhưng cũng sẽ có lúc rất tệ. Sự cố gắng không mệt mỏi, tự tin thể hiện trình độ có thể vô tình giúp bạn phát hiện được nhược điểm của đối thủ.

Và nhờ đó bạn sẽ chiến thắng một cách dễ dàng. Ngoài ra, DotA còn là một trò chơi đồng đội nên hãy đề cao sức mạnh tập thể chẳng hạn như nếu team bạn mạnh về combat thì hãy triển khai lối chơi tốt nhất chứ không phải co cụm phòng thủ cho đối phương thỏa sức farm.
 
2. Quá tự tin

Có lẽ đây là bệnh chúng của rất nhiều game thủ DotA, việc ảo tưởng về chính bản thân sẽ khiến họ luôn ở trên mây, tức là nghĩ rằng trình độ DotA của mình hơn người. Họ sẽ chơi mass gank, -random và khẳng định team bạn sẽ ăn hành. Những cuối cùng, họ có thể là người bị quăng tạ nhiều nhất vì feed và không đóng góp gì cho đội ngoài việc chạy lăng xăng mà trên người không có tí item đáng giá nào cả.

Một số game thủ sẽ rất tự tin khi cầm hero tủ nhưng thật ra, trong mỗi trận đấu, hero chỉ là một yếu tố nhỏ trong số tất cả những yếu tố làm nên chiến thắng. Một Broodmother có thể push rất nhanh khi địch chỉ toàn late hero nhưng khi gặp những trận đấu có siêu def như Earthshaker, Alchemist thì Brood chỉ có cách farm rừng.

Zeus quá tự tin có thể combo giết Pugna nhưng đã lầm.
 
Khi bạn tự tin quá đáng sẽ dẫn đến sự chủ quan, tức là xem thường team địch. Không tập trung push để thắng mà cù nhây farm, gank để rồi khi các late hero như Spectre, Alchemist của team địch có Radiance, Heart thì lúc đó hối hận cũng đã muộn. Ngoài ra hội chứng siêu nhân, tức 1 mình chấp 2 chấp 3 thậm chí chấp 5 là một biểu hiện của bệnh chủ quan (quá tự tin). Một game thủ DotA kinh nghiệm và có đẳng cấp sẽ không bao giờ xem thường đối thủ trừ khi họ biết quá rõ về đối phương.

3. Tham lam

Việc một hero cố gắng ra last hit trước một hard-lane gồm Sven và Venomancer hay Kunkka và Lion thể hiện sự tham lam và không biết rõ sự nguy hiểm của kẻ địch. Ngoài ra, việc nhiều người chơi thấy chỉ cần 1, 2 wave creep nữa thì có được item cần thiết nên bám trụ lại farm dù dâng lane khá cao là rất phổ biến. 

Pugna cố gắng last hit nhưng Mirana đã có Haste rune.

Và xui xẻo là hero đó không thể về kịp vì việc bạn tham lam, chứng tỏ bạn chưa tính toán kỹ đường về mà đang chơi một ván bài liều lĩnh vì nghĩ rằng team địch sẽ không gank kịp đâu. Kết quả mất nhiều hơn được kể cả thời gian vì phải farm bù lại sau khi lên bảng đếm số. Điển hình là các pusher hero như Nevermore.

4. Thiếu kiên nhẫn

Có lẽ kể từ khi chiến thuật con rùa xuất hiện, người ta mới hiểu sự kiên nhẫn quan trọng đến thế nào trong DotA. Những game thủ hàng đầu thế giới như 820 khi chơi những hero support như VS, ES, Rylai, AA,… họ luôn biết cách đứng ở rừng để bảo vệ cho carrier thay vì đảo lane đi gank hoặc farm. 

Hiện nay, nếu một team đã dày dạn kinh nghiệm, ngay từ đầu game, nếu team địch chưa xuất hiện đủ hero thì những hero solo lane dài hoặc solo mid sẽ bỏ 1 thậm chí 2 wave creep đầu, đứng trụ. Thậm chí phải trụ lane rất là lâu đến nỗi out-level nhưng họ biết nếu thiếu kiên nhẫn thì có thể hero sẽ mất mạng.

Một game thủ đẳng cấp luôn sẵn sàng hít level hoặc last hit với tower chứ không liều lĩnh ra lane.

Hãy cố gắng chơi DotA một cách nghiêm túc, bạn sẽ biết rút kinh nghiệm trước những lần thất bại cay đắng. Đó có thể là do bạn thiếu kinh nghiệm và thiếu cả sự kềm chế những đức tính xấu của bản thân.
Xem thêm:

DotA

eSport