Những căn bệnh thường gặp trong đấu trường DOTA 2

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 02/09/2013 0:00 AM

Chúng khiến cho team DOTA 2 của bạn phải gặp phải vô vàn rắc rối khi thi đấu.

Lười
 
Không chỉ riêng những người mới chơi mà thậm chí cả những người đã chơi lâu trong DOTA 2 và DOTA 1 đều gặp phải tình trạng này. Lười đọc changelog mỗi lần có bản cập nhật, lười xem thông tin items,… Hậu quả là những màn biểu diễn đến chết vì cười.
 
Những căn bệnh thường gặp trong đấu trường DOTA 2 1
Necrolyte dùng Reaper's Scythe và Dagon lên Sand King đã bị hóa đá bởi Stone Gaze của Medusa.
 
Góp ý: Đọc changelog thường xuyên và hãy hiểu hết tất cả các công dụng của các items trong DOTA 2.
 
Chủ nghĩa YOLO
 
YOLO là  viết tắt của  “You only live once” – tạm dịch “ Bạn chỉ sống 1 lần ”. Đây là sự biện hộ cho sự cá nhân sự ích kỷ của không ít game thủ trong một trận đấu đầy tính đồng đội như DOTA 2. Họ bỏ mặc những góp ý của đồng đội, lên những items họ muốn, làm những gì họ muốn. Chắc không ít người đã từng tức điên khi thấy 1 hero suport không mua ward hay courier mà chỉ farm và trực ks (kill steal).
           
Những căn bệnh thường gặp trong đấu trường DOTA 2 2
Crystal Maiden với items ks.
 
Góp ý: Bạn không sống 1 lần trong DOTA mà  rất nhiều lần vì có hồi sinh, nên đừng dùng YOLO làm lời biện hộ cho mình. DOTA là trò chơi đậm chất tình đồng chí, anh em, bạn bè và đó là một điều linh thiêng.
 
Cái tôi quá lớn
 
Rất nhiều game thủ DOTA 2 mắc phải căn bệnh này. Căn bệnh này bắt nguồn từ những sai lầm bạn mắc phải trong trận đấu. Sai lầm trong DOTA 2 thường trả giá bằng mạng sống của những hero bạn điều khiển, bằng + 1 losses trong Dota profile và luôn đi kèm là sự trách mắng của đồng đội. Nhưng điều đáng buồn là nhiều game thủ không bao giờ chịu nhận những sai lầm đó là do mình, họ luôn tìm một lý do nào đó để biện minh cho những sai lầm của mình và kết quả là những màn đấu khẩu kéo dài đến khi trận đấu kết thúc.
 
Góp ý: Hãy chat: “Xin lỗi”, “Sorry”, “Sr”, “ Sorry my bad”. Tập nói lời xin lỗi mỗi khi bạn mắc sai lầm. Lời xin lỗi luôn khiến đồng đội bạn cảm thấy dễ chịu và đôi khi họ sẽ trả lời bạn với dòng chữ: “Np” (No problem).
 
So sánh tỷ số
 
Khi trận đấu đã ngã ngũ và phần thắng thuộc về đối thủ, không ít game thủ so sánh tỷ số của mình và nói “noob” với người chơi suport hero dù cho họ đã làm đúng vị trí của mình trong game. Thật nực cười nếu so sánh tỷ số của Weaver với Crystal Maiden, một hero khó chết với hero mỏng manh dễ vỡ.
 
Góp ý: Đó là một điều hết sức trẻ con, hãy người lớn lên một chút.
 
Đổ lỗi cho đồng đội và văng tục
 
Thật thiếu sót nếu không nói đến căn bệnh này. Thật hiếm trận đấu public nào thiếu vắng chữ “f” đi kèm với “k”.Không cần phải nói nhiều về căn bệnh này - một bệnh khó chữa đã làm nên thương hiệu trong cộng đồng DOTA - thể hiện sự khó tính và nóng nảy.
 
Những căn bệnh thường gặp trong đấu trường DOTA 2 3

Góp ý: Nâng cao kỹ năng bản thân bằng cách chơi với AI và đừng pick những hero mà chưa hiểu hết kỹ năng của nó. Hít thở sâu mỗi khi đồng đội bạn mắc lỗi và chỉ sai lầm của họ một cách nhẹ nhàng.