Những cái không giống ai của DOTA 2 Việt Nam

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 03/06/2015 02:57 PM

Trong quá trình phát triển của nền DOTA 2 nước nhà, chúng ta đã có những khoảnh khắc “dở khóc dở cười” bởi những nguyên nhân chẳng giống ai.

Làng DOTA 2 Việt Nam còn nghèo, thể thao điện tử Việt Nam còn chưa đi đúng hướng, đó là những lí do biện bạch cho các hành động lập dị không giống ai của người làm cộng đồng DOTA 2 nước nhà.

Nó dẫn tới nhiều tình huống đáng tiếc, Drama liên tục xảy ra trong thời gian vừa qua. Sau đây, chúng ta cùng nhìn lại những khoảnh khắc không giống ai của nền DOTA 2 Việt Nam.

cover.jpg

1. Bán độ để vớt vát chút “kinh tế” trước khi nghỉ hưu

Bán độ là hành động bị lên án nhiều nhất trong tất cả các môn thể thao mang tính đối kháng, chúng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển, niềm tin cộng đồng cùng bao ánh mắt của những người quan tâm. Bởi vậy, khi nghe tin 3 thành viên cũ Aces Gaming bán độ trong giải đấu Star Ladder với Gguard, cả cộng đồng DOTA 2 rung chuyển với hàng loạt ý kiến khác nhau, từ bảo vệ, cho rằng do nguyên nhân môi trường ảnh hưởng cho tới chửi rủa, niềm tin đặt sai chỗ, phải trừng phạt thích đáng...

Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn tới tình trạng bán độ trong thời gian qua xuất phát từ lòng tham game thủ, mọi nguyên nhân chỉ là biện bạch mà thôi. Thiết nghĩ phải phạt thật nặng những đối tượng này để răn đe, tránh ngựa quen đường cũ và đồng thời làm trong sạch nền thể thao điện tử nước nhà.

img20150602121411809.jpg

Cũng chỉ vì lòng tham.

2. Kêu gọi ủng hộ, gây quỹ cộng đồng tài trợ team để tránh “Bán Độ”

Cũng bởi chính môi trường luyên tập không cung cấp đủ những nhu cầu cho game thủ về mặt tài chính, địa điểm luyện tập, ăn ở, đi lại,… nên câu chuyện hài hước kêu gọi các game thủ góp chút sức lực để xây dựng toàn bộ đội tuyển vững mạnh. Nghe có vẻ hợp lí nhưng chắc chắn các đội tuyển DOTA 2 khác trong cả nước sẽ “chạnh lòng cạnh khóe” không ít, điển hình là một số chóp bu, quản lí, ông trùm Playdota cũng có status "đá xoáy" những lời của anh Vi Khoa Kylin.

Dù kế hoạch và lòng quyết tâm của anh Vi Khoa Kylin có thừa, đây vẫn chỉ là một trò hề ở thời điểm hiện tại. Thành công hay không chúng ta không nói nhưng vì việc này, cộng đồng DOTA 2 Việt Nam nhanh chóng chia 5 sẻ 7 vì mục đích riêng của mình. Không thể phát triển được nếu chưa có một nhà tài trợ chính thức ủng hộ phía sau.

dota-2-bi-hai-viec-gay-quy-cho-aces-de-khong-phai-ban-do-kiem-tien.jpg

Khả thi nhưng lại bị ganh ghét.

3. Đội mình yêu thích thua => Chửi rủa, Xỉ vả

Tình trạng này đã quá quen thuộc trong cộng đồng DOTA 2 Việt Nam bởi mỗi khi đội tuyển Việt Nam thi đấu hoặc đội tuyển mình yêu thích trên thế giới thi đấu tệ hại, những fan hâm mộ thưởng chửi rủa, xả giận trên các page cộng đồng DOTA 2 trên Facebook. Đa số những đối tượng này sở hữu trình độ tầm trung trở xuống, văn hóa không cao kèm theo khả năng phân tích đạt tới chuyên môn của một “Huấn Luyện Viên tài ba”.

Có thể nói, những con người này đam mê DOTA 2 một cách thái quá, thần tượng hóa đội tuyển thần tượng và coi thường các đội tuyển khác, thiếu tính khách quan. Họ thường bị cộng đồng lên án thẳng thừng, bị coi là “Trẻ Trâu”, chính vì thế, không ít fan Na`vi chân chính bị ảnh hưởng bởi nhóm này. Ngoài ra, một đối tượng khác chính là những người đi vào con đường “Đen Đỏ”, khi bị thua, họ chỉ biết ức chế xả rác lên các trang Facebook mà thôi.

steamworkshop_webupload_previewfile_310202414_preview.jpg

Fan Na`Vi chân chính bị ảnh hưởng rất nhiều từ trẻ trâu.

4. Các chóp bu DOTA 2 Việt Nam thường “tức nhau tiếng gáy”

Ngày nay, trong cộng đồng DOTA 2, ai ai cũng biết rằng nền DOTA 2 nước nhà đang chia 5 sẻ 7, các bên liên tục đố kỵ lẫn nhau. Ngay ở khoản tổ chức Pubstomp cho anh em có những giây phút thoải mái cùng DOTA 2, những người trong cuộc cũng giành giật, cãi nhau không ngừng. Những thế lực lớn, ông trùm DOTA 2 đều có những dự định cho riêng mình, tất nhiên chúng hiện đang đi theo hướng hoàn toàn khác nhau.

Mới đây, sự kiện ông trùm Aces Gaming Vi Khoa Kylin xin tài trợ từ cộng đồng game thủ Việt Nam gây một tiếng vang lớn trong cả làng DOTA 2 nước nhà. Đa phần cộng đồng thì ủng hộ quan điểm của anh nhưng đáng tiếc những người nổi tiếng lại đá xoáy, lóng status “GATO” để thể hiện quan điểm của mình. Theo sự đời, chuyện này không quá khó hiểu, thiệt thòi chỉ thuộc về nền DOTA 2 nước nhà mà thôi.

chop-bu-dota-2-viet-nam-xung-dot-con-ga-tuc-nhau-tieng-gay.jpg

Chỉ vì một buổi Pubstomp mà anh em tranh cãi gay gắt.

5. Tức giận là phải gạ kèo

Từ Drama kèo rất lớn giữa BFF và Phoenix, người hâm mộ DOTA 2 Việt Nam thường có xu hướng gạ kèo mỗi khi có xô sát xảy ra giữa các game thủ. Các hình thức được đưa ra vô cùng đang dạng, phong phú, từ danh dự, tài chính cho tới thể diện, post lên Facebook các kiểu. Theo như câu khẩu hiệu #Mailaanhem của DOTA 2, tình đoàn kết đặt lên hàng đầu nhưng một khi tay đã nhanh hơn não, anh đi đường anh, em về đường em luôn.

Picture 1

#Mailaanhem cũng chỉ xuất phát từ máu sôi lên não.

Trên thực tế, gạ kèo đã xuất hiện từ lâu nhưng chủ yếu quy mô và mức độ còn ở mức thấp. Tuy nhiên ở ngày nay, tình trạng này như một “tệ nạn” của DOTA 2, gây mất đoàn kết nội bộ và trở thành thói quen tật xấu của bao game thủ trong cộng đồng. Nếu ngày nào tình trạng gạ kèo còn xảy ra, văn hóa cộng đồng game thủ DOTA 2 sẽ còn đi xuống dù nhiều hay ít. Khi đó, game X, game Y nói DOTA 2 trẻ trâu cũng không hề sai đâu.

>> DOTA 2: Cộng đồng nói gì khi scandal bán độ của Việt Nam lên báo nước ngoài