Nhìn lại những thông số đáng kinh ngạc tại DOTA 2 TI 3 (Phần II)

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 22/08/2013 0:00 AM

Sự thất bại toàn diện của DOTA 2 Trung Quốc là chủ đề mà chúng ta sẽ đề cập đến trong bài viết này.

Trung Quốc gục ngã: sự thất vọng của một quốc gia

Tại The International 3, trong số 5 team DOTA 2 Trung Quốc có 3 team kết thúc giải ở vị trí thứ 4-6, 1 team ở vị trí thứ 9-12 và team còn lại ở vị trí 13-16. Đây là những vị trí khá tốt ở giữa bảng xếp hạng, tuy nhiên so với màn trình diễn vượt trội tại giải năm ngoái thì điều này rất đáng thất vọng. Trong khi Alliance và Na`Vi được đánh giá là những đối thủ đáng gớm với những chiến thắng tại các giải đấu trước đó trên đất Trung Quốc thì cách các đội Trung Quốc bị loại và cách họ bị đá văng ra khỏi top 3 đã khiến cho người hâm mộ nước này lắc đầu chán nản. 

Nhìn lại những thông số đáng kinh ngạc tại  DOTA 2 TI 3 (Phần II) 1

Nhìn vào quá khứ, tại The International 1, các đội Trung Quốc đã gặp bất lợi khi các hero tủ của họ chưa được đưa hết vào DOTA 2, tuy nhiên EHOME cũng đã xoay sở giành được vị trí thứ 2 một cách đáng khâm phục.

Người hâm mộ đặc biệt thất vọng khi nhận ra các team Trung Quốc yếu đuối như thế nào khi phải chiến đấu chống lại Alliance. TongFu và LGD.cn đã gây khó khăn cho Alliance trong khi DK khiến Alliance phải nhận trận thua đầu tiên, tuy nhiên nhìn chung họ gần như không có cơ hội ngăn cản Alliance farm cũng như không thể tận dụng được khi đối thủ của họ mắc phải 1 vài sai lầm hiếm hoi. 

Đó gần như là một chiến thắng chắc chắn cho Alliance và là bằng chứng cho khoảng cách lớn về kĩ năng giữa họ. Trong khi đó, Tongfu thất bại với combo Fountain Hook của Na`Vi, Clockwerk Hook của Liquid loại bỏ LGD.cn, còn Orange tiếp tục có một early game bùng nổ trước DK, và sự cố gắng trong vô vọng của TongFu trong game đấu thứ 3 với Orange đã cho thấy sự yếu kém của họ khi đối đầu với các top team hiện nay.

Vị đắng trong thất bại tại TI3 trái ngược hoàn toàn với chiến thắng ngọt ngào của các đội Trung Quốc mới 1 năm về trước. Vào ngày thứ 4 khi các team Trung Quốc bị loại hết khỏi giải, cư dân mạng nước này đã bày tỏ sự thất vọng đối với ACE khi các giải đấu trong nước thiếu sự cạnh tranh, và cả sự thất vọng đối với tinh thần thi đấu cũng như phong độ tồi tệ của các player. 

Tu viện phương Đông

Cho đến trước năm 2012, nền DotA của Trung Quốc vẫn là một điều bí ẩn đối với thế giới bên ngoài. Bên cạnh những giải đấu quốc tế lớn, những cái nhìn hiếm hoi về chiến thuật của Trung Quốc là từ những replay lẻ bị rò rỉ tử những giải đấu trong nước. Hầu hết các team Trung Quốc rất ít hoặc gần như không có liên hệ với nước ngoài cho đến khi họ đối đầu với các team phương Tây và Đông Nam Á tại các giải đấu quốc tế lớn như SMM hay ESWC, và lập tức họ đã bắt đầu thống trị thế giới từ năm 2009.

Màn trình diễn của các team Trung Quốc tại các sự kiện lớn giống như một nhà sư Thiếu Lâm vừa mới xuống núi sau quá trình tu luyện, thể hiện công phu cực kỳ bá đạo của mình tại đại hội võ thuật lớn nhất. EHOME thống trị với chuỗi trận bất bại, các team khác cũng dễ dàng giành chiến thắng trong các giải đấu lớn. Sau đó, đột ngột như cách họ xuất hiện, người Trung Quốc lại lui về ở ẩn cho đến lần tái xuất tiếp theo ở các sự kiện lớn.

Nhìn lại những thông số đáng kinh ngạc tại  DOTA 2 TI 3 (Phần II) 2
Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục thống trị lần nữa?

Sự thống trị của DotA Trung Quốc trên đấu trường quốc tế chủ yếu dựa vào sự chuyên nghiệp của của DotA trong nước. Các team được trả tiền lương và tập trung luyên tập tại cơ sở riêng. Mặt khác, các đội cạnh tranh với họ, cả ở trong nước và ngoài nước, lại được hỗ trợ rất ít. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh phải làm việc bán thời gian để có thể hỗ trợ cho niềm đam mê của mình đồng thời có kinh phí để tham dự các giải đấu. 

Đối lập với các đội nghiệp dư, các player chuyên nghiệp có thể chuyên tâm vào tập luyện cùng với huấn luyện viên để nâng cao teamwork cũng như kĩ thuật đi lane. Tuy nhiên họ lại kém hơn những đội nghiệp dư khác ở kinh nghiệm đối đầu với đủ mọi loại tình huống game, trong việc tiếp thu những chiến thuật mới sử dụng trong trận đấu, từ giai đoạn đi lane cho đến khi nhà chính sụp đổ.

Chắc chắn và an toàn

Trong môi trường cạnh tranh không đồng đều như vậy, các team hàng đầu Trung Quốc chủ yếu tập trung vào lối chơi an toàn và vững chắc. Chơi theo chiến thuật này là sự đảm bảo tuyệt đối để vượt qua các team nhỏ trước khi đối đầu với 1 team chuyên nghiệp khác ở bán kết hay chung kết. Bằng cách tránh sử dụng các chiến thuật mạo hiểm và các chiến lược sáng tạo, họ sẽ không bị cuốn vào lối chơi của đối phương. Sau đó, với chiến thuật an toàn, họ sẽ rình rập những sai lầm không thể tránh khỏi và tận dụng nó.

Khi đi lane với các player có kĩ năng kém hơn, họ đơn giản là farm vượt trội và kill đối thủ cùng lane, nắm đc lợi thế về kinh nghiệm và tiền, và không bao giờ mạo hiểm. Khi đối đầu với các team quá chú trọng vào farm, họ sẽ buộc đối phương phải đánh nhau với những đợt push mạnh mẽ, hoặc bắt lẻ một vài hero di chuyển thiếu hợp lý. Đối với những team nôn nóng giành chiến thắng ngay từ early game, họ sẽ cố gắng phòng thủ và đưa trận đấu về late, để họ có thể tận dụng sự thiếu kinh nghiệm cũng như khả năng farm không tốt của đối thủ. Về bản chất, các top team Trung Quốc chỉ chờ cho đối phương tự bắn vào chân mình, và điều này cứ lặp đi lặp lại qua từng trận đấu.

Nhìn lại những thông số đáng kinh ngạc tại  DOTA 2 TI 3 (Phần II) 3

Chiến thuật này đã ăn sâu vào các team Trung Quốc và họ nghĩ rằng không cần thiết phải thảo luận một chiến thuật mới nào nữa cả. Player, caster và cả những nhà bình luận thường xuyên ca ngợi chiến thuật này với khán giả, và nếu có một team không tuân theo, họ sẽ bị cho là còn non nớt hoặc thậm chí cáo buộc cố tình throw game.

Bảo thủ, tẻ nhạt, nhàm chán

Trong khi vững chắc và an toàn là cách tiếp cận đúng với các đối thủ yếu hơn, ít kinh nghiệm hơn hoặc trong những tình huống đang nắm giữ lợi thế đáng kể, sẽ không thể dùng cách này với các top team, cũng như đây cũng không phải là cách thức để giành chiến thắng. Bất chấp thực tế này, các team Trung Quốc vẫn sử dụng lối chơi đó cho tất cả các đối thủ và áp dụng trong tất cả các game đấu. Thay vì cố gắng chơi hết mình để chiến thắng các team hàng đầu khác, họ lại chơi một cách bảo thủ và tẻ nhạt, hiếm khi chấp nhận rủi ro, né gank đồng thời cố gắng farm nhiều nhất có thể.

Đối đầu với Alliance, họ liên tục chờ đợi những sai lầm không bao giờ đến của đối thủ, hoặc đôi khi, nó lại đến quá muộn. Trong 1 vài game, họ thậm chí rình rập sai lầm để có thể mở combat, nhưng nếu tình huống này không đủ hoản hảo, họ sẽ rút về để chờ đợi cơ hội khác hoàn hảo hơn. Khi thi đấu với các team Trung Quốc, sẽ rất khó khăn để có thể buộc họ combat, khi mà các player luôn đứng ở các vị trí an toàn, dẫn đến cả 2 team đều phải cắm đầu vào farm trong khi các cuộc gank không đem lại hiệu quả. Trong số 4 top team của Trung Quốc, 2 đại diện của phong cách chơi này là DK và LGD. Trong giai đoạn thống trị ở TI2, iG mạnh hơn so với các team Trung Quốc khác do họ thi đấu chủ động hơn và sự phối hợp giữa các player cũng rất tốt.

Không được phép thua

Trong game đấu đầu tiên với Na`Vi tại vòng bảng, LGD.cn đã vượt ra khỏi dự đoán của nhiều người và bất ngờ chơi một cách chủ động. Họ cần một chiến thắng để đảm bảo suất tham dự tie-break và 2 chiến thắng để chắc chắn được ở lại nhánh trên. Tuy nhiên LGD.cn đã không thể hiện tiếp điều này trong những trận đấu sau. Sau khi thua game 2 trước Na`Vi, LGD.cn đã pick bộ đôi Alchemist và Magnus cho cả 4 trận còn lại.

Ngay từ đầu trong loạt trận tie-break giữa LGD.cn và Dignitas, LD đã nhận xét rằng LGD.cn “chơi như thể không được phép thua” khi họ pick một hard carry với 4 hero vây quanh để hỗ trợ. Điều này đã khiến họ thua lane cho Dignitas nhưng họ đã bắt được cơ hội khi cướp được Aegis ở phút 33 và thắng game đấu đó. Ở nhánh trên, họ gần như đã thắng game 1 trước Alliance nhưng đã thua một cách sít sao vì đua phá nhà với đối thủ. Ở game 2 họ hoàn toàn mất kiểm soát trong các combat bởi sự bá đạo của Loda và s4.  Trong game đấu với Liquid, LGD.cn tiếp tục bị lép về và bị loại khỏi giải.

Nhìn lại những thông số đáng kinh ngạc tại  DOTA 2 TI 3 (Phần II) 4

Sau khi xem LGD.cn thi đấu, Vykromond đã nhận xét: “Chơi với LGD.cn như chơi với bot vậy”. Thực vậy, họ quá dễ đoán trong ban-pick, trong đi lane và bảo thủ trong chiến thuật. Nếu một team tập trung tấn công vào một hero đi lane yếu của họ vào early, farm an toàn và đẩy trụ có kỉ luật, LGD.cn sẽ dễ dàng bị đánh bại. Phong cách của LGD.cn có thể đưa họ lên vị trí thứ 3 tại năm ngoài, nhưng năm nay, khi mà thế giới đã bắt kịp Trung Quốc trong tính chuyên nghiệp thì nó đã trở nên tầm thường.

Không dám mạo hiểm

Vào ngày thứ 2 DK và iG đã chơi 1 game đấu dài nhất và chán nhất trong cả giải. BurNing đã lập kỉ lục khi farm được hơn 60k gold, cầm Lone Druid full 12 slot đồ nhưng vần thua sau 98 phút. Ở phút 70, sau khi dẫn khá xa về số lượng vàng và có lợi thế phá được 1 lane, tất cả những gì DK phải làm là phá thêm 1 lane nữa. Thay vì mạo hiểm một cuộc chiến, BurNing lại tiếp tục farm…farm…farm…. Tuy nhiên iG với chiến thuật tri-core đã farm tốt hơn và cuối cùng 26 phút sau đã khiến cho DK cố gắng push trong vô vọng. Cuối cùng thì DK cũng chiến thắng 2-1 nhưng nó đã báo trước trận thua của họ trước Alliance ngày hôm sau. 

Trong game 1, DK lại nắm giữ lợi thế lớn sau 37 phút. 3 phút trước họ đã chiến thắng combat tại Roshan và Weaver có được Aegis trong BurNing cầm Alchemist đã full đồ. Tuy nhiên họ lại quyết định rút về để def tower thứ 3 tại bot. Cuối cùng khi Aegis bị lấy lại và AM bên Alliance đã full đồ, họ không thể chống lại chiến thuật push lẻ với AM và Nature Prophet. Một lần nữa, với việc tránh rủi ro DK đã vứt bỏ chiến thắng và lựa chọn con đường ít nguy cơ hơn nhưng lại dẫn tới thất bại.

Sự kết thúc của một kỉ nguyên

Tính chuyên nghiệp của các team phương Tây vẫn còn tụt hậu so với các đội game Trung Quốc, nhưng các team như Na`Vi và [A] đã phá vỡ được chiến thuật thụ động của người Trung Quốc, trong khi đó, phần còn lại của châu Âu và Bắc Mĩ cũng đang nhanh chóng bắt kịp. Trong năm tới, nếu các đội Trung Quốc muốn khôi phục sự thống trị của mình, họ nên từ bỏ lối chơi quá an toàn như hiện nay, thay vào đó họ nên học tập iG và Tongfu chơi chủ động hơn. Tuy nhiên đây có lẽ sẽ là một cuộc chuyển đồi khó khăn vì dường như chiến thuật này đã quá phổ biến và có lẽ sẽ không bị xóa bỏ chỉ trong một lúc.

Sau TI3, nhiều top team Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn với nhiều tin đồn về sự xóa trộn đội hình. Dù bất cứ điều gì xảy ra, Dota Trung Quốc cũng cần được thay đổi. Liệu con rồng Trung Quốc có thể bay cao lần nữa? Có lẽ chỉ thời gian mới có thể trả lời câu hỏi này.