Liên Minh Huyền Thoại: Mẹ của "thần đồng 12 tuổi" buồn vì xã hội chỉ trích con mình

Hoàng Hôn  - Theo Trí Thức Trẻ | 24/11/2015 02:20 PM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

"Thần đồng 12 tuổi" Liên Minh Huyền Thoại bị rất nhiều lời chỉ trích vì còn quá nhỏ, chưa đủ tuổi vị thành niên để kiếm tiền và nên tập trung hơn vào việc học văn hóa.

Như chúng tôi đã đưa tin ở bài viết trước, thời gian gần đây cộng đồng game thủ thế giới đang trở nên xôn xao trước một cậu bé 12 tuổi có thu nhập hàng tháng lên tới hơn 105 triệu VNĐ từ việc chơi Liên Minh Huyền Thoại. Game thủ nhí mà chúng tôi đề cập tới có lên là Tiểu Tân. Hiện tại, cậu đang làm công việc của một streamer trên kênh PandaTV và kiếm được 30,000 NDT tương đương với khoảng hơn 105 triệu VNĐ.

Chắc hẳn khi nghe tới mức lương của Tiểu Tân, không ít người trong số chúng ta phải hoảng hốt và thán phục với cậu bé mới chỉ 12 tuổi này. Sau khi gây ấn tượng với cộng đồng game thủ nhờ những lần stream, Tiểu Tân đã lọt vào mắt xanh của các đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp Trung Quốc. Rất nhiều đội tuyển đã có mời Tiểu Tân về để đào tạo.

Tuy nhiên sau khi biết đến Tiểu Tân, ngoài những người thán phục thì cậu bé này đã bị rất nhiều lời chỉ trích vì còn quá nhỏ, chưa đủ tuổi vị thành niên để kiếm tiền và nên tập trung hơn vào việc học văn hóa. Đứng trước làn sóng dư luận, bà Vương – mẹ của Tiểu Tân đã đồng ý trả lời trước truyền thông về vấn đề này.

Chị có suy nghĩ gì về những kết quả và những thành tích mà Tiểu Tân đã đạt được?

Tôi rất ngạc nhiên, ngoài sự mong đợi, gia đình chúng tôi rất hạnh phúc. Chúng tôi hy vọng rằng cháu sẽ ngày càng phát triển sự nghiệp chơi game của mình. Bên cạnh đó, hy vọng sẽ có thêm nhiều bạn bè quan tâm đến cháu nhiều hơn.

Phản ứng của gia đình chị khi Tiểu Tân ký hợp đồng với PandaTV?

Rất đột ngột nhưng chúng tôi mừng cho cháu. Tối hôm ký hợp đồng với PandaTV, gia đình chúng tôi đã có một bữa tiệc liên hoan nhỏ thật ấm cúng.

Trong thời gian đầu cậu bé chơi game, anh chị có thái độ gì không?

Trong thời gian đầu, tôi được góp ý của rất nhiều phụ huynh khác về việc chơi game của con là không tốt, với những những thái độ rất khắt khe từ phía cộng đồng xã hội. Vì vậy tôi cũng muốn cháu dành thời gian cho việc học tập và đọc sách nhiều hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian, nhận thấy ở cháu có khả năng, hứng thú và cũng như đam mê với lĩnh vực này, nên dần dần chúng tôi hiểu và bắt đầu ủng hộ cháu từ từ chứ không ngăn cản như trước.

Ở những cấp độ đầu tiên của tựa game này, Tiểu Tân phải mất rất nhiều thời gian để tập luyện, Anh chị nhà không cảm thấy cậu bé suốt ngày vùi đầu vào máy tính là không tốt sao?

Tất nhiên, mỗi phụ huynh muốn con em của mình đều thật tốt, chúng tôi đều giống nhau cả. Tuy nhiên, cháu rất biết nghe lời, khi nhắc nhở thì cháu thực hiện ngay, không cãi lời người lớn dạy. Vì thế chúng tôi thoải mái về thời gian của cháu hơn và ủng hộ. Quan trọng là phải biết điều tiết thời gian khi nào không nên chơi và khi nào nên chơi.

Anh chị thấy điều gì đã thay đổi khi cậu bé đam mệ tựa game này?

Trước kia, cháu sống rất hướng nội, ít tiếp xúc với bạn bè trong lớp, thậm chí có vài lần, tôi tưởng cháu mắc bệnh tự kỉ. Nhưng sau khi chơi trò chơi này, chúng tôi thấy toàn bộ con người của cháu đã thay đổi, và trở nên tự tin và biết cách cư xử với mọi người hơn.

Sao bậc phụ huynh như anh chị lại thoáng như vậy? Có thể tiết lộ tuổi tác và nghề nghiệp của anh chị không?

Chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho cháu, miễn là cháu vui và sống tốt là được. Chúng tôi năm nay 33 tuổi và hiện đang kinh doanh nhỏ tại nhà.

Bây giờ, giới trẻ trong cộng đồng mạng xã hội đã có những lời nhận xét và chỉ trích về việc Tiểu Tân dưới 18 tuổi không học thì không tốt, anh chị nghĩ gì về vụ việc này?

Tôi biết cộng đồng đang có rất nhiều thành kiến về việc chơi game. Nhưng chúng ta đang ở thời đại phát triển. Trên thế giới có nhiều trẻ em mới 10 tuổi đã giỏi đánh đàn piano và hàng loạt những thần đồng với năng khiếu khác. Vậy thì cháu 12 tuổi có khả năng chơi Liên Minh Huyền Thoại là có gì sai, tôi thấy cái nhìn của xã hội bây giờ thật không công bằng, đọc sách không phải là con đường duy nhất để thành công.