Liên Minh Huyền Thoại: 5 nguyên nhân biến gamer trở thành Anh Hùng Bàn Phím

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 26/03/2015 11:11 PM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Bất cứ một tựa game nào, những tranh chấp xung đột xảy ra là chuyện thường tình. Tuy nhiên, mức độ mâu thuẫn ở tựa game Liên Minh Huyền Thoại nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Khi chơi Liên Minh Huyền Thoại, chúng ta gặp rất nhiều tình huống dẫn tới xung đột giữa các game thủ. Đôi khi vấn đề được giải quyết một cách nhẹ nhàng bằng những câu nói tình cảm nhưng những tranh chấp xung đột mạnh chủ yếu xảy ra giữa các game thủ. Chơi Liên Minh Huyền Thoại là cả một quá trình chứ không đơn giản là chọn tướng và chơi. Chúng ta cùng nhìn lại những nguyên nhân khiến các game thủ dễ thành "Anh hùng bàn phím” qua 5 giai đoạn.

Picture 7

I. Giai đoạn lựa chọn tướng

Đây là một giai đoạn khá nóng trong Liên Minh Huyền Thoại. Có thể nói Liên Minh Huyền Thoại là tựa game phân chia vị trí rõ ràng nhất trong tất cả các game MOBA bởi để làm quen với vị trí mới, người chơi cần phải tìm hiểu rất nhiều điều, ngoài ra các vấn đề kéo theo như kinh nghiệm, khả năng căn sát thương, phối hợp với đồng đội cũng quan trọng không kém. Từ đó, các game thủ chuyên một vị trí là chuyện xảy ra rất thường tình.

Picture 1

Nhiều tranh chấp xảy ra ở khâu chọn tướng, từ rank thấp đến rank cao.

Xung đột bắt đầu từ đây, các game thủ không cam chịu hoặc chơi kém ở các vị trí trái tay. Mọi người thường chủ yếu xin vị trí bằng cách chat ở khung chat. Thiệt thòi nhất cho các game thủ sử dụng vị trí xạ thủ và hỗ trợ bởi khi gặp các cặp Dual Rank, họ sẽ phải chơi ở các vị trí khác. Ngoài ra, vị trí đường giữa cũng khá nóng vì những game thủ cày thuê thường chơi ở vị trí này để tạo nhiều ảnh hưởng nhất lên trận đấu. Những tranh cãi nảy lửa bắt đầu xảy ra, với các game thủ hiền lành, họ chấp nhận nhường vị trí còn với các game thủ “Đanh đá hoặc Trẻ Trâu” hơn chút, một trận đấu 2 pháp sư, 2 xạ thủ là chuyện thường tình.

II. Giai đoạn đi đường

Thoạt nhìn, giai đoạn đi đường là khâu khá đơn giản nhưng ngược lại, nó khá phực tạp, cần tính toán nhiều và quyết định lớn đến thế cục trận đấu. Nếu ổn ở giai đoạn đi đường, các game thủ Việt thường “Tks” (Cảm ơn) khi người đi rừng ra gank và nhường mạng. Kể cả người đi rừng ăn mạng, bạn vẫn nên cảm ơn họ vì ít nhất họ cũng giúp đường của bạn tạo ưu thế so với đối phương.

Nếu các game thủ có tầm nhìn sâu, người đi rừng ăn mạng lúc đầu là mối nguy hiểm lớn nhất. Còn tệ hơn, các câu như “Ks”, diễn biến xấu như trách móc, chửi thề bắt đầu từ đồng đội. Dù vô tình hay cố ý, tâm trạng các game thủ bị ảnh hưởng đôi chút.

Picture 2

Nhiều tình huống dở khóc dở cười về chuyện KS khi rừng gank.

Tuy nhiên, mọi chuyện không bao giờ suôn sẻ. Khi chơi game, người chơi thọt ở khâu đi đường có rất nhiều kiểu. Vì Liên Minh Huyền Thoại là tựa game đối kháng liên tục nên chỉ cần những chênh lệch nhỏ sẽ ảnh hưởng khá lớn tới khâu đi đường. Dù các game thủ cố gắng cải thiện tâm lí và tập trung hơn vào trận đấu nhưng sau khi nghe những lời quở trách đến từ đồng đội, họ cũng sẽ buông xuôi. Không quan trọng ai đúng ai sai nhưng đồng đội bắt đầu thiếu tin tưởng vào nhau, thành tích cả team sẽ giảm sút ít nhiều.

III. Giai đoạn giữa trận: Gank và Roam

Giai đoạn Gank và Roam luôn luôn là giai đoạn nóng nhất trận đấu bởi khi có một số trang bị và cấp độ nhất định, các game thủ thường di chuyển để tìm tới các mục tiêu lớn. Đến giai đoạn này, khâu phối hợp giữa các đồng đội là quan trọng nhất.

Nếu giao tiếp không ổn, mọi thứ sẽ đi lệch ra khỏi quỹ đạo, cả team sẽ mất dần thế trận. Vào thời điểm này, người đi đường trên thường có sức mạnh nhất, người đi rừng và người đi đường giữa nắm vai trò điều tiết thế trận. Chỉ có xạ thủ và hỗ trợ thường khá yếu vì chưa có trang bị thủ trong khi các món công chưa hoàn thành hết.

Picture 3

Giai đoạn giữa trận luôn là thời điểm nóng nhất.

Khi phối hợp không tốt, người chơi rất dễ mắc sai lầm. Sai lầm bây giờ chưa dẫn tới một trận thua nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới cục diện trận đấu, ngoài ra, tâm lí của các đồng đội bị ảnh hưởng đôi phần. Những sai lầm thường xảy ra như Chết Lẻ, Mắc Lỗi Vị Trí, Hổ Báo Quá Mức, Đối phương gank mà đồng đội không di chuyển theo… Tất nhiên, bạn sẽ nhận được lời “Góp ý” đến từ đồng đội tùy mức nặng nhẹ. Với mức nặng, những tranh cãi nổ ra là chuyện thường.

IV. Giai đoạn cuối trận

Ở giai đoạn này, tất cả các game thủ đều không được mắc sai lầm bởi một sai lầm nhỏ có thể dẫn tới kết cục thua trận sau bao nhiêu cố gắng. Điều đáng nói ở đây là không chỉ một game thủ chịu trách nhiệm mà cả team phải gánh lên vai sai lầm. Hơi bất công cho các game thủ cố gắng trong suốt gần một tiếng đồng hồ. Và tất nhiên, nếu chịu trận thua không đáng có thì ai mà chả bực mình. Họ văng lời tục tĩu, chửi thề lên đồng đội. Người mắc lỗi có thể sẽ nhận ra lỗi lầm nhưng họ thường cho rằng: “Họ không đáng nhận những lời lẽ nặng nề như vậy”. Thế là chiến tranh bàn phím bắt đầu.

Picture 4

Mắc Sai Lầm, Cả Team phải trả giá đắt.

Ngoài ra, ở cuối trận, nhiều tình huống Troll đồng đội dở khóc dở cười diễn ra. Một phần vì nguyên nhân cãi vã từ các giai đoạn trước, một phần vì họ buông xuôi trong game đấu này. Ừ thì lỗi chưa chắc đã của họ nhưng tâm lí họ buông xuôi trong khi các đồng đội cố gắng. Tức quá, các game thủ buông lời thô tục. Chẳng cần biết thế trận ra sao, trận đấu coi như đã kết thúc.

V. Say “GG”

Và đây là khi trận đấu đã kết thúc. Cả 2 đội có thể trò chuyện với nhau về trận đấu vừa qua. Ở Việt Nam, các tình huống này rất ít xảy ra bởi họ nhanh chóng tìm kiếm trận khác để đỡ tốn thời gian. Nếu có, đó cũng chỉ là những lời chửi rủa một hoặc một số thành viên nào đó hoặc chỉ đơn giản là câu “GGWP” (Good Game Well Play).

Picture 5

Thất bại.

Tuy nhiên, sau mỗi trận đấu, khi mà các game thủ thua trận không đáng có, họ thường xuyên nóng giận và chửi thề dù không ngằm lên bất cứ ai. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi mình rằng: “Tại sao mình lại nóng giận như vậy?”.

Vâng, Liên Minh Huyền Thoại dù chỉ là game mang tính giải trí nhưng cũng có tính chất cạnh tranh khắc nghiệt ở chế độ xếp hạng. Cũng từ đây, nhiều vấn đề khác nảy sinh kéo theo. Theo tham khảo ý kiến các game thủ của chúng tôi, rất nhiều game thủ bên ngoài tính cách hiền lành, dễ tính nhưng khi nhập tâm vào game như một con người khác vậy. Họ thường xuyên nổi đóa, chửi tục, lăng mạ đồng đội thậm chí không giữ được sự bình tĩnh vốn có của một con người. Làm vậy có nên không?

Picture 6

Nhiều game thủ bình thường không sao, chơi game như biến thành người khác.

Chơi Liên Minh Huyền Thoại, các game thủ không chỉ rèn kĩ năng cá nhân mà còn phải luyện cả phối hợp nhóm. Nó mang lại cho bạn khá nhiều cảm xúc, từ những giây phút tự hào, thỏa mãn cho đến cả những lúc bị tổn thương vì lỗi không ở mình. Nói chung, khi chơi game, các game thủ cần giữ được cái đầu lạnh, đặt game ra khỏi vòng xoáy tâm lí và đơn thuần chỉ là giải trí.

Nếu có thua, chỉ trách số phận mình đen trước khi đổ lỗi cho đồng đội. Số người làm được vậy không nhiều nhưng nếu đạt tới “Cảnh giới” trên nghĩa là “Bạn Chơi Game” chứ không phải là “Game Chơi Bạn”. Đó mới chính là đích hướng tới chứ không phải là thứ hạng cao bởi thứ hạng cao chỉ là một phần, đã cao thì cao hẳn như các game thủ top 1 ấy.

>> Lý giải nguyên nhân cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại và DOTA 2 không còn tranh cãi