Lịch sử DotA Trung Quốc - Phần 1

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 23/02/2013 0:00 AM

Cùng tìm hiểu về một thế lực DotA Thế Giới.

Chiến thắng là trên hết

Lời nhận xét của game thủ huyền thoại Loda khi nói về DotA Trung Quốc: “Toàn bộ khung cảnh của DotA trở nên chuyên nghiệp thêm rất nhiều. Họ tập luyện mọi lúc, bởi đó chính là nghề nghiệp của họ!”.

Lịch sử DotA Trung Quốc - Phần 1 1

DotA Trung Quốc chưa bao giờ mang phong cách thuần Ganking, cũng không phải về Pushing, và càng không phải là về Farming; DotA Trung Quốc là làm tất cả những điều đó để Chiến thắng. Mục tiêu cuối cùng đã gắn các phong cách khác nhau của DotA Trung Quốc lại thành một điểm chung là khát khao giành chiến thắng. Nếu phiên bản hay một giải đấu nào đó ra điều kiện rằng thi Farming trong vòng 70 phút là phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất để giành chiến thắng, thì DotA Trung Quốc sẽ làm như vậy. 

Ở một thái cực khác, nếu như việc tất cả phải bám lane trong vòng 30 phút để giành chiến thắng, các đội Trung Quốc cũng không ngần ngại làm điều đó với một lực lượng áp đảo. Đây chính là sự khác biệt giữa DotA Trung Quốc và Phương Tây, khi mà hầu hết ở Phương Tây theo đuổi nó như một sự thử sức, còn những người Trung Quốc trẻ thì bắt tay vào con đường đó với một sự tận tâm hoàn toàn. Đó là cả một sự nghiệp, thậm chí là cả một cuộc sống.

Dưới đây là những tìm hiểu ngắn gọn về thế giới DotA Trung Quốc, một phác thảo thô của những gì nằm đằng sau nhận thức sai lầm rằng tất cả DotA Trung Quốc là phong cách Farming (Con rùa, nuôi late).

Lịch sử DotA Trung Quốc - Phần 1 2

2009 - Sự trỗi dậy của một Sức mạnh Vĩ Đại

Với chiến thắng của EHOME tại SMM 2008, DotA Trung Quốc đã thực hiện bước đầu tiên để tiến vào đấu trường thế giới.

Bị ngăn chặn đến với ESWC 2008 do vấn đề về Visa, các cuộc đụng độ trong khuôn khổ giải SMM với các team tốt nhất Đông Nam Á thu hút ít sự chú ý hơn so với một sự đột phá ở Châu Âu (hồi đó rất ưa thích phong cách Ganking và Pushing), nhưng nó chắc chắn đã khiến cho những huyền thoại như Loda phải để ý.

Cái nhìn đầu tiên về một phong cách riêng biệt của DotA Trung Quốc đã xuất hiện từ khi có team nhận được một vài “Replay bí mật của Trung Quốc” với “nhãn hiệu” Hero Brisleback. Thực tế, Hero này đã bắt đầu tạo ra một đốm sáng ở Trung Quốc khi nó được sử dụng như một chìa khóa để dẫn tới mọi chiến thắng. Khi các phiên bản map DotA sau đó được ra mắt, Brisleback bị Neft rất mạnh tay, đây là một trong số rất nhiều chứng cứ rõ ràng về sức mạnh và sự am hiểu về DotA Trung Quốc.

Sau đó, DotA phát triển với một phong cách là sự pha trộn giữa Phương Tây và Đông Nam á, pha các yếu tố gia vị của Trung Quốc. Ehome và Ks.cn, hai team mạnh nhất đã bắt đầu thời đại này, cả hai đều đạt đến phong cách rất hiếu chiến. Các trận đấu của Ehome thường tập trung quanh gank và push, trong khi Ks.cn lại ưa thích một sự kết hợp push/teamfight (combat tổng). Trong những ngày đầu đó, BurNIng được biết đến như là game thủ cầm Chen xuất sắc nhất của Trung Quốc, trong khi LongDD (Carry xuất sắc nhất ở Trung Quốc trong suốt thời gian anh ở KS.cn) đã chơi vị trí đầu tiên cho Ehome và đã nổi tiếng với khả năng Farming của anh. Danh tiếng của họ đã mang lại cái nhìn tích cực khi nói về DotA Trung Quốc, và có thời trở thành một trong những cái tên không thể không nhắc đến của DotA Thế Giới.

Sự thành lập của For The Dream vào tháng 8, và sự phát hành của map 6.64 trong tháng 10 đã thiết lập “một sân khấu” cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. “Nhập khẩu” phong cách Đông Nam Á còn non trẻ về việc chạy 3 lane, FTD đã mài dũa đội hình đến mức hoàn hảo đến tiến đến một kỉ nguyên của mình.

Lịch sử DotA Trung Quốc - Phần 1 3

Bộ ba cốt lõi

Tri-nuclear (Bộ ba cốt lõi) có lẽ là phong cách Trung Quốc nổi tiếng đầu tiên. Hoạt động của nó dựa trên sự hiểu biết về các lanes và những áp lực. Về cơ bản, nó dựa vào việc sử dụng 3 Carry hoặc Semi-carry mà team địch rất khó gank, và có thể Clear-Creep rất nhanh chóng với phạm vi rộng ở Late Game.

Cách sử dụng và hiệu quả của nó có thể được tổng hợp bởi mô hình đơn giản dưới đây: Khi phải mất ba vị trí Hero của đối phương để Gank một trong số lõi của bạn, áp lực của Lane và Farm tích tụ trong 2 lane còn lại sẽ nhiều hơn để bù đắp lợi ích của gank. Với “kinh tế” dồi dào và lợi thế Creep-wave, kết hợp với tỷ lệ late game tốt hơn (2 Hero cốt lõi còn lại đã mạnh), trên lý thuyết thì cục diện trận đấu sẽ có lợi cho các đội Trung Quốc sử dụng Tri-nuclear.

Như năm 2009 cho thấy, một “kịch bản” bình thường đối với một đội hình có 3 Hero Farm: ở tầm phút 30-35 là lúc gây áp lực Push mạnh mẽ, không ngừng vào Base của đối thủ, khiến họ gần như lúc nào cũng trong hoàn cảnh phải phòng thủ. Đội hình tiêu chuẩn bao gồm một lõi để “gánh” giai đoạn Mid-game, một lõi là Hero Tank, và một lõi để Carry vào LateGame, cùng với một Hero Support thuần và một hỗ trợ combat tổng. Có thể ví dụ một đội hình chuẩn như: SF, Razor, PL, Crytal Maiden, và ES.

Lịch sử DotA Trung Quốc - Phần 1 4
Một đội hình được coi là "chuẩn" của chiến thuật này.