Giải nghệ - Các player DOTA 2 sẽ đối mặt với điều đó như thế nào?

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 08/10/2013 12:01 AM

Đây chỉ là một bài viết DOTA 2 trình bày quan điểm riêng của tác giả.

“Họ đang tiến tới Throne. Funnik đã bị hạ và Alliance tiếp tục tấn công, họ cần cố gắng thêm chút nữa! Throne đang trong tình trạng nguy hiểm, có Glyph và đấy có lẽ là chỗ dựa cuối cùng của Na`Vi. Dendi đã quay trở lại và anh ấy cố gắng focus vào mọi thứ nhưng không ổn. Chỉ còn nửa HP, còn ¼, Alliance đang bao vây ở mọi phía. BKB, họ muốn chiến thắng, họ sẽ chiến thắng. Alliance đã giành chiến thắng”, đây là những lời của David “LD” Gorman và David “Luminous” Zhang khi đội game Thụy Điển reo hò và chạy ra khỏi ca-bin của họ sau khi giành được 1,4 triệu USD ở TI3.

Trong nhiều ngày liền, hàng triệu người hâm mộ chúc mừng Alliance và mọi thứ đều tập trung vào nhà vô địch mới của DOTA 2 thế giới. Bạn có thế nhìn thấy gương mặt của họ ở khắp mọi nơi. Thời điểm đó, Alliance được coi như tâm điểm của sân khấu quốc tế bởi họ đã giành được nhiều chức vô địch trên toàn thế giới, bao gồm cả giải G-1 trước khi diễn ra TI 3. Vậy, sẽ ra sao nếu những ánh đèn sân khấu này vụt tắt? 

Giải nghệ - Các player DOTA 2 sẽ đối mặt với điều đó như thế nào? 1

Vâng, tôi đang suy nghĩ về tương lai khi các player đã trải qua thời kì huy hoàng nhất của họ và sẽ giải nghệ khi đạt đến một độ tuổi nhất định. Một nghiên cứu của Myerson (2007) đã chỉ ra rằng nhưng người lớn tuổi cũng giỏi trong việc tiếp thu thông tin như lớp trẻ, tuy nhiên họ sẽ mất nhiều thời gian hơn để phản ứng lại.

Nền Esport chưa phát triển đủ lâu để có thể thấy được những trường hợp như này, tuy nhiên hầu hết mọi người đều đồng ý rằng chơi với một phong độ đỉnh cao là điều không thể khi bạn tiến gần đến mốc 30 tuổi. Nhìn chung, tôi sẽ kết luận một cách an toàn rằng mọi người sẽ đạt đến đỉnh cao của mình vào khoảng 21 tuổi và duy trì trong khoảng 7 năm đến khi 28 tuổi, trước khi họ có các dấu hiệu đi xuống.

Khi những màn ăn mừng kết thúc

Giải nghệ - Các player DOTA 2 sẽ đối mặt với điều đó như thế nào? 2

Đột ngột từ ngôi sao rơi xuống thành một kẻ nghỉ hưu có thể là sẽ rất khó khăn với mọi người. Không còn những màn xin chữ kí, tiếng vỗ tay, những bức ảnh trên trang nhất, những cuộc phỏng vấn. Nghỉ hưu thì tệ hơn là mất việc, cảm giác giống như chết vậy.

“Đối với một người từng được đối xử như thần thánh trong suốt cuộc đời của họ, tái hòa nhập cộng đồng là một nhiệm vụ khó khăn và mịt mù”, ông Scott Tenley,  một vận động viên ba môn phối hợp nổi tiếng viết trên Sports Illustrated năm ngoái. “Họ vẫn có trái tim của một chiến binh, nhưng họ sẽ không mang lại kịch tính và giải trí cho chúng ta nữa”.

Mặc dù Esport còn xa mới sánh được với thể thao truyền thống, nhưng có cùng một vấn đề với những ngôi sao của chúng ta. Có được một lượng fan nhất định tại một thời điểm, các ngôi sao của các cuộc tranh tài ảo sẽ phải đối mặt với sự tương phản giữa sự quyến rũ của sấn khấu và sự mờ dần sau hậu trường khi quyết định giải nghệ. Một số người như Mushi hay Akke có một khái niệm rõ ràng về những gì họ muốn và sẽ làm sau khi giải nghệ trong khi nhiều người khác thì không. Có rất nhiều lý do đằng sau việc này, nhưng quan trọng nhất có lẽ là sự thiếu thốn về mặt học vấn của các player, đặc biệt là những người sống ở Trung Quốc. 

Các player trẻ như Tian Yu “cty” Chen được đưa đến Vici Gaming khi mới 18 tuổi và bị đặt dưới áp lực phải cạnh tranh với những tên tuổi hàng đầu của DOTA 2 Trung Quốc. Trước khi được mời, anh chủ yếu dành thời gian của mình để chơi pub và phát triển thành một trong những solo mid đáng sợ nhất thế giới. Tuy nhiên, 10 năm nữa, khi tốc độ phản ứng và kĩ năng bị suy giảm thì anh ta khó có thể ở trong top những người tốt nhất được. Vậy anh ta sẽ làm gì nếu như không giành được bất cứ danh hiệu nào?

Chắc chắn anh ta vẫn nhận được tiền lương nhưng hầu như mọi người đều tiêu hết số tiền đó mà thậm chí là hơn cho nhu cầu hàng ngày. Nhưng người được trả lương cao nhất (khoảng $2500) sẽ thậm chí không thể tồn tại được một năm sau khi kết thúc hợp đồng với nhà tài trợ của họ, nếu họ không làm một điều gì đó thật nhanh chóng.

Tôi sẽ trở thành huấn luyện viên!

“…hoặc làm gì đó”. Vâng đó là câu trả lời thường thấy ở các người chơi khi hỏi về tương lai của họ. Tôi không nghi ngờ gì về việc các player hiểu biết nhiều về meta-game cũng như làm thế nào để giải quyết một số tình huống nhất định, nhưng trở thành huấn luyện viên thì đòi hỏi nhiều hơn thế. Ở Hàn Quốc, các huấn luyện viên Starcaft như Huyng Seop “Choya” Lee (trước kia thi đấu cho FXOpen) thì đã từng làm quản lý của team nên họ biết phải làm những gì ngoài việc huấn luyện. Sắp xếp các cuộc phỏng vấn, lên lịch giải đấu, tìm kiếm các nhà tài trợ, đó chỉ là một trong vô vàn các việc mà huấn luyện viên phải làm.

Tôi không nói rằng tất cả các tổ chức gaming đều mong đợi một huấn luyện viên làm được nhiều việc như Lee nhưng điều tôi muốn chỉ ra ở đây là bạn không thể chỉ đơn giản đi vào một tổ chức Esport và đặt ra yêu cầu muốn làm huấn luyện viên cho họ. Hãy nghĩ rằng sẽ không thể đủ slot làm huấn luyện cho tất cả các player khi họ giải nghệ được. Trong khi thuê huấn luyện viên để cải thiện màn trình diễn của team (cứ cho là họ được cải thiện đi) vẫn là một các giá đắt, số tiền bỏ ra này hoàn toàn có thể được dùng một cách tốt hơn để nâng cấp trang web của họ hoặc là kinh phí để team tham gia một giải đấu LAN nào đó.

Giải nghệ - Các player DOTA 2 sẽ đối mặt với điều đó như thế nào? 3


Jacob “Maelk” Toft-Andersen là một huấn luyện viên nổi tiếng trong giới DOTA 2. Gia nhập EG vào năm 2012, Maelk được biết điến với nhãn quan tuyệt vời và kĩ năng quan hệ cộng đồng tốt. Khi anh giải nghệ ở tuổi 28, EG đã đề nghị anh làm huấn luyện viên để xây dựng team DOTA 2 đồng thời cũng để trói chân một tài sản lớn. 

Đó là vì họ có tiền để trả cho Maelk, 2 đội DOTA 2 (Alliance tính ra cũng thuộc EG), một team LOL và 12 player ở Starcaft II, bao gồm cả Jaedong, một huyền thoạt Esport. EG đã nhận được số tiền quảng cáo nhiều gấp 3 so với top 5 các tổ chức Esport hàng đầu của Bắc Mỹ gộp lại (Forbes 2013). Đó là quá đủ để trả cho Maelk và một loạt các player nổi tiếng khác. Tuy nhiên không có nghĩa là phần còn lại đủ sức để làm thế. 

Stream hoặc cast các giải đấu để kiếm tiền

Giải nghệ - Các player DOTA 2 sẽ đối mặt với điều đó như thế nào? 4

Nhiều player, đặc biệt là ở châu Âu, sẽ chuyển sang làm caster sau khi họ đã phát ngán hàng giờ liền ngồi thi đấu. Đúng vậy, một số tên tuổi lớn trong làng DOTATrung Quốc như Yi Tian “820” Zou và Sheng “2009” Wu đã chọn con đường này. Thật không may, điều này cũng khó như là làm huấn luyện viên vậy. Cơ hội để trở thành một caster cho các studio là rất hạn chế.

Một số player chỉ đơn giản là vớ lấy micro và bắt đầu cast ở nhà như Jorien “Sheever” van der Heijden và Ge Ge “KENT” Sun mà không có sự hỗ trợ của các studio lớn như Beyond The Summit và joinDOTA, họ sẽ không nhận được đặc quyền và chỉ là sự lựa chọn thứ yếu ở các sự kiện lớn.

Niềm hy vọng đến từ việc người chơi sẽ có thể kiếm được tiền khi stream những game đấu pub của họ trên Twitch. Tuy nhiên, mọi người nên nhớ rằng càng đông streamer thì lợi nhuận họ kiếm được hàng ngày càng giảm. Lý do? Chúng ta đang có một cộng đồng Esport phát triển chậm hơn so với số lượng tăng các streamer và player. Do đó, càng nhiều streamer, trong khi người xem không đổi, lợi nhuận đến từ cộng đồng sẽ ít hơn. Nó cũng không bền vững khi các con số dần đi xuống và mọi người bắt đầu chú ý đến các tài năng trẻ hơn là những người đã giải nghệ.

Kiếm một việc làm

Nhiều player vĩ đại trong quá khứ đã tập trung vào công việc của mình ngoài đời thực vì sự thật là Esport không đem lại nhiều tiền.

Giải nghệ - Các player DOTA 2 sẽ đối mặt với điều đó như thế nào? 5

Nổi bật nhất trong số này có lẽ là Sheng “2009” Wu, một cựu player của LGD.sGty và là một doanh nhân thành đạt ở Trung Quốc. 2009 đã mở 3 gian hàng trên Taobao (Amazon của Trung Quốc) bán quần áo, giày dẹp, đồ ăn nhẹ, và dụng cụ chơi game. Anh cũng mở 1 quán café internet và một xưởng quần áo, qua đó kiếm được hàng triệu USD mỗi năm. 2009 đã tận dụng danh tiếng của mình thành công, và biến đó thành lợi nhuận khổng lồ.

Người chơi phải lên kế hoạch giống như 2009 trước khi giải nghệ và làm tăng tỉ lệ thất nghiệp cho đất nước. Tôi rất vui khi biết rằng một số người như Yee Fung “Mushi” Chai và Zhi Lei “BurNing” Xu của team DK đã tự đặt mục tiêu sau giải nghệ, đó là huấn luyện và mở quán café internet. Thậm chi Joakim “Akke” Akterhall của Alliance đã bắt đầu công ty riêng của mình, Mobile Storytelling, phát triển các ứng dụng Android và iOS.

“Tôi mở công ty với một vài người bạn trong khi tôi vẫn còn đang học đại học. Tôi có sở trường làm nhiều việc một lúc và tôi thường làm gì đó bên cạnh việc chơi Dota chuyên nghiệp. Một ngày nào đó, tôi không thể thi đấu tiếp được nữa và thật tốt khi đã có sự chuẩn bị cho ngày đó”, Akke chia sẻ.