DOTA 2: Top game thủ "bá đạo" thế giới khi tuổi đời còn rất trẻ

Chidotoji  - Theo Trí Thức Trẻ | 30/08/2015 07:48 PM

Cùng đến với một số người chơi nổi tiếng từng được mang danh là thần đồng trong lịch sử DOTA 2 thế giới.

https://genk.mediacdn.vn/k:thumb_w/640/2015/img20150510215019443/dota-2-5-game-thu-di-mid-xuat-sac-nhat-moi-thoi-dai.jpg

Khái niệm thần đồng thường dùng để ám chỉ những con người trẻ tuổi nhưng đã có tài năng kiệt xuất. Trong DOTA 2, số lượng người chơi có kỹ năng cũng như trình độ cao đã được thừa nhận xuất hiện rất nhiều qua từng phiên bản, từng thời kỳ. Thế nhưng, cái mác “thần đồng DOTA 2” thì không phải bất ai cũng có vinh dự được gọi tên. Sau đây là một số người chơi nổi tiếng từng được mang danh là thần đồng trong lịch sử DOTA 2 thế giới.

Dendi

Picture 1

Nhắc tới DOTA 2 chắc chắn không ai là không biết tới Dendi. Từng khá nổi tiếng trong màu áo DTS thời kỳ DOTA 1 với những người đồng đội như ArtStyle, Light of Heaven. Thế nhưng, chỉ khi đến với DOTA 2 thì tên tuổi của anh mới thật sự nổi bật.

Tại thời điểm mà DOTA 2 mới ra mắt, hay thậm chí là trong The International mùa đầu tiên, trình độ cũng như kỹ năng cá nhân của Dendi đã được cả thế giới công nhận. Không quá nếu gọi Dendi lúc bấy giờ là “mid player xuất sắc nhất thế giới”. Nổi tiếng từ rất sớm, khi The International 1 diễn ra, Dendi vẫn còn khá trẻ và không ít người đã gọi anh là một thần đồng.

Picture 2

Có nền tảng kỹ năng khá tốt, cùng với đó là ảnh hưởng của những bậc tiền bối như ArtStyle hay LoH, lối chơi của Dendi luôn khá hổ báo và bay bướm. Cũng chính vì vậy, anh luôn là một trong những người chơi có lượng fan hâm mộ đông đảo nhất trên thế giới. Ở thời kỳ đỉnh cao, với những hero tủ như QoP, Puck hay Templar Assasin, Dendi luôn gây được áp lực lên cả 3 lane của đối thủ, khi mà tần suất đảo gank của anh trong các trận đấu luôn rất cao.

Không quá đặt nặng vấn đề farm, Dendi thường di chuyển liên tục, hỗ trợ đồng đội và tìm kiếm cho mình nhiều mạng nhất có thể ở giai đoạn đầu trận. Chính vì thế mà Na`vi, team DOTA 2 duy nhất của Dendi tính tới thời điểm này luôn chọn lối chơi xoay quanh hạt nhân chính là mid player đầy tài năng của mình. Trong giai đoạn trước, mỗi trận đấu của Na`vi và Dendi luôn là những bữa tiệc cho cộng đồng DOTA 2, nó thường ngập tràn cảm xúc với những tình huống combat, bắt người diễn ra liên tục. Chưa kể, pool hero của Dendi khá rộng, rất nhiều lần anh vác ra những con bài lạ ở mid và hành hạ team địch như Skywarth Mage, Pudge.

Picture 3

Pudge trong tay Dendi đã thành thương hiệu.

Ở vài phiên bản trước đây, khi mà mid player bây giờ không còn quá đặt nặng vào việc roam gank, mà thường có xu hướng farm hết mức có thể, Dendi bắt đầu bộc lộ những điểm yếu trong cách chơi của mình. Những hero hot ở mid thời điểm đó như Troll Warlord, Sniper hay Shadow Fiend hầu hết đều không phải là những quân bài thuận tay của Dendi. Cùng với đó, sự rệu rã của Na`vi, cũng như áp lực đặt lên vai anh là quá lớn đã khiến Dendi xuống phong độ không phanh ở thời điểm hiện tại.

Arteezy

Picture 5

RTZ cùng đồng đội tại Team Secret.

Khác với Dendi, người đặt hết tất cả mọi sự tập trung vào DOTA 2 chuyên nghiệp từ khá sớm, thời điểm mà RTZ nổi lên, anh vẫn đang là một học sinh cực kỳ chăm ngoan. Tuy nhiên đừng vì thế mà đánh giá thấp cựu thần đồng của EG, khi lối chơi của EG luôn được PPD lựa chọn xoay quanh RTZ và lấy anh làm hạt nhân chính.

Picture 6

RTZ tại The International 4 trong màu áo EG.

Không như Dendi, RTZ có lối chơi khá riêng biệt và hiện đại. Anh rất ít khi đảo lane mà thường sử dụng tối đa kỹ năng của mình để đè đường đối thủ. Chưa kể, khả năng farm của Arteezy thật sự quá kinh khủng. Dù có thọt ở giai đoạn đầu game, nhưng chỉ sau một khoảng thời gian mất tích, RTZ luôn đảm bảo được lượng item cần thiết của mình. Như tiết lộ của Zai, RTZ khá tham lam và luôn muốn được farm nhiều nhất có thể trong mọi trận đấu. Điều này đôi khi cũng là điểm yếu chí mạng của thần đồng trẻ tuổi người Canada này.

Picture 7

Những hero như Lycan, Razor hay Naga luôn rất bá trong tay Arteezy.

Những trận thua của EG thời còn RTZ chủ yếu xuất phát từ việc anh bị đối thủ chăm sóc quá kỹ và shutdown hoàn toàn. Chưa kể, thói quen kết hợp farm rừng song song với lane luôn khiến lượng HP và mana của anh không ở mức đảm bảo, và rất khó để kết hợp combat cùng đồng đội. Lối chơi farm nhiều cũng khiến đồng đội của anh phải hy sinh để tạo khoảng trống cho người chơi này.

Picture 8

RTZ đang trong giai đoạn thăng hoa nhất trong sự nghiệp.

Sumail

Picture 9

Là người được Universe tiến cử vào EG để thay thế RTZ khi chỉ mới 15 tuổi. Sumail nhận không ít sự nghi ngờ của người hâm mộ, rõ ràng áp lực cũng như khoảng trống mà RTZ để lại là khá lớn. Thế nhưng, gạt qua một bên mọi nghi vấn, bằng thực lực của mình, Sumail đã chứng minh cho tất cả biết không phải ngẫu nhiên mà em có một suất trong đội hình EG lừng danh.

Picture 10

Sumail gia nhập EG khi còn rất trẻ.

Màn ra mắt của Sumail là tại giải đấu DAC trên đất Trung Quốc, và cũng chính tại đây, nhiều người đã biết đến em qua tên gọi “thần đồng” mới của DOTA 2 thế giới. Storm trong tay Sumail đã hoành hành và tàn sát người Trung Quốc ngay trên sân nhà của họ, và chức vô địch danh giá cùng với EG ở giải đấu ra mắt là điều không thể tuyệt vời hơn cho người chơi trẻ tuổi này.

Picture 11

Storm Spirit của Sumail là ác mộng với mọi đối thủ.

Dù tuổi đời còn khá trẻ, nhưng Sumail lại có lối chơi khá chững chạc, không bị ảnh hưởng bởi hình bóng của RTZ. Lối chơi của Sumail có phần giống với Dendi, nhưng có thêm chút nhiệt huyết và ngổ ngáo của tuổi trẻ. Mới 15 tuổi nhưng Sumail phát biểu rất tự tin rằng mình không ngại phải đối đầu với bất kỳ người chơi nào, kể cả đó có là s4, Ferrari_430 hay RTZ. Chưa kể, em thường quan niệm mỗi lần mình feed đều là do sai lầm cá nhân chứ không phải do đối phương xuất sắc. Chỉ với suy nghĩ đó thôi cũng đủ nói lên sự tự tin tuyệt đối của thần đồng trẻ tuổi này.

Và cũng chính RTZ đã thừa nhận, đối thủ mà anh ngại nhất luôn là Evil Geniuses của Sumail. Tuổi đời còn quá trẻ, Sumail chắc chắn sẽ còn hoàn thiện và phát triển hơn nữa cùng với Evil Geniuses.