DOTA 2: Shadow Blade hay Blink Dagger, đâu là sự lựa chọn tối ưu?

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 09/02/2016 02:18 PM

Shadow Blade, thường được dùng để bù lấp vào những điểm yếu của các carry DOTA 2 như khả năng mở combat/gank, chạy trốn hay split push.

Với Blink Dagger, mục đích căn bản là dành cho những supporter DOTA 2, những tướng có khả năng mở combat từ một khoảng cách xa với ulti hay skill có sức ảnh hưởng lớn. Khái niệm timing cũng ra đời từ thuở xa xưa đó, khi một Earthshaker hay Sand King sử dụng Dagger hợp lý hoàn toàn có thể giúp team “lật kèo”.

Còn Shadow Blade, thường được dùng để bù lấp những điểm yếu của các carry như khả năng mở combat/gank, chạy trốn hay split push.

Blink Dagger cho mọi nhà

Trừ trường hợp bạn đang chơi Slark, hay một vài hero được hưởng lợi đặc biệt từ Shadow Blade, thì Blink Dagger tỏ ra hữu dụng và đa năng hơn trên mọi phương diện từ giá cả, mana cost, độ cơ động và đối tượng sử dụng. Supporter hầu như không bao giờ phải mua Shadow Blade, kể cả những hero muốn sử dụng ulti đồng thời invi như Crystal Maiden hay Witch Doctor do khả năng thay thế tuyệt vời của Glimmer Cape.


Top những item được sử dụng nhiều nhất.

Top những item được sử dụng nhiều nhất.

Những con số biết nói từ bảng thống kê item được sử dụng nhiều nhất trong tháng 1/2016 từ trang web dotabuff đã cho ta thấy độ hiệu quả vượt trội của Blink Dagger so với Shadow Blade. 7.5% win rate rõ ràng là một khoảng cách khá xa mà SB cần bắt kịp

Liệu chúng ta có đang làm sai?


5 hero sử dụng Shadow Blade nhiều nhất trong tuần.

5 hero sử dụng Shadow Blade nhiều nhất trong tuần.

Có lý do gì để người chơi chọn Shadow Blade trong một game đấu thông thường, nếu không phải là vì nó được Valve liệt kê trong “recommended items”?

Sau khi Dust of Appearance được buff và Sentry Wards giảm giá, độ tin cậy của SB lại càng thấp hơn. Hi vọng khả năng trốn thoát bằng invi chỉ thực sự có lý trong lần sử dụng đầu tiên, do sự bất cẩn của đối phương không check item trước khi bắt đầu cuộc gank.

“Quá tam ba bận”, sau lần thất bại để vuột mất con mồi này, chắc chắn họ sẽ cẩn thận hơn và khả năng 3 lần “thoát nạn” như vậy là gần như bằng 0. Thậm chí, khi việc cắm và deward trở nên căng thẳng, 2 team đang tranh nhau từng ward spot một thì việc support team bạn quyết định sắm Gem of True Sight là hoàn toàn có thể.

Lý do mua Shadow Blade để mở combat với Sniper hay Drow Ranger lại càng không hiệu quả. Do đó, việc chi 2800 gold cho một công cụ chạy trốn có thể bị counter bởi “ez 180 xu” là một bước đi khá chủ quan và liều lĩnh.

 

Sniper của Dendi có thể chọn vị trí tốt để gây sức ép với Blink Dagger

Bên cạnh Shadow Fiend muốn lấy full damage từ Requiem of Souls, Furion đi rat, hay Dragon Knight, Slark và một vài trường hợp các carry khác cần attack speed thì counter các passive bằng Silver Edge cũng là một trường hợp mà Shadow Blade tỏ ra vượt trội hơn hẳn Blink Dagger.


Ez counter passive.

Ez counter passive.

Sự khác biệt giữa Shadow Blade và Blink Dagger nằm ở chủ sở hữu của chúng. Việc missing một core hero có khả năng invi thường khó dự đoán hơn một support. Shadow Blade cho người mua khả năng đi qua những chỗ bị ward kiểm soát dễ dàng, đồng thời gây áp lực và tạo tâm lý bị “rình rập” lên đối phương. Bù lại, nó lại có thể bị counter chỉ bằng một Sentry Ward, thứ chưa bao giờ là trở ngại với các “Dagger buyer”

Recommended Item hay Situational Item?

Bỏ ra 5000 gold và 2 slot đồ để đồng thời sở hữu cả 2 items trên không chỉ lãng phí mà còn rất vô lý. Vì vậy, việc Valve liệt kê Shadow Blade vào mục “gợi ý” của những hero như Kunkka, Sniper, Drow Ranger đã vô tình đưa Blink Dagger vào danh sách “item tình huống” mặc dù công năng của chúng gần như 50-50.

Mỗi người chơi cần luôn nhớ rằng mọi thứ trong DOTA 2 chỉ là tương đối. Thậm chí trong cùng một trường hợp, Shadow Blade hay Blink Dagger vẫn là một câu hỏi đáng tranh cãi do nó còn phụ thuộc vào mức MMR hay khả năng xử lý tình huống của cả bản thân và đối phương. Chính sự “thiên biến vạn hóa” này đã làm nên DOTA, khiến tựa game này trở nên khác biệt hơn so với thể loại đối kháng, nhập vai và cũng khiến cho những người chơi luôn luôn tìm tòi, say mê nó.